Đau bụng bên trái khi mang thai đa phần là biểu hiện thường gặp và vô hại. Nhưng nếu cơn đau kéo dài, kèm theo dấu hiệu bất thường thì có thể bị thai ngoài tử cung, tiền sản giật, thậm chí sảy thai. Vậy nguyên nhân khiến đau bụng bên trái khi có thai là gì, các biến chứng nguy hiểm, cách khắc phục ra sao? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Đau bụng khi mang thai giai đoạn đầu tiết lộ điều gì?
Mức độ đau bụng trong giai đoạn này cũng giống như khi bạn đau bụng kinh. Đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai do tử cung co bóp. Đó có thể là do cơn đau bất ngờ ở các cơ, khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Đau bụng bên trái ngang rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
- Đau bụng bên trái trên rốn là dấu hiệu bạn nên khám ngay
- Chữa đau bụng bên trái bằng những phương pháp dân gian
Vì sao đau bụng bên trái khi mang thai?
Chúng ta đều biết rằng mang thai sẽ khiến cơ thể của người mẹ có rất nhiều sự thay đổi lớn, cũng như gặp phải các vấn đề về sức khỏe của thai phụ. Những cơn đau bụng là một phần trong đó. Cùng điểm qua một số nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới bên trái:
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải những cơn đau bụng đột ngột mỗi khi đứng lên, ngồi xuống. Nguyên nhân là do căng dây chằng và sự kéo dài của tử cung.
Khi bào thai càng phát triển, dây chằng bị kéo giãn để nâng đỡ thai nhi sẽ gây cảm giác nặng bụng dưới khi mang thai. Kèm theo đó là những cơn đau ngắn ở cả hai bên bụng.
Bà bầu bị đau nhói bụng bên trái khi mang thai là do tử cung nghiêng bên phải làm dây chằng bên trái bị kéo căng. Đôi khi những cơn đau kéo dài vào đến háng. Khi tập thể dục, đứng quá nhanh thậm chí ho cũng có thể gây ra những cơn đau.
Nguyên nhân khác khiến bà bầu đau bụng dưới bên trái là do sự thay đổi hormone khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn làm bà bầu bị táo bón. Theo nghiên cứu của tạp chí Canadian Family Physician thì có đến 40% phụ nữ mang thai bị vài lần táo bón trong thai kỳ.
Đau bụng bên trái khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba có thể xuất phát từ những cơn gò sinh lý.
Tuyến tụy nằm ở sau dạ dày và khi bị viêm sẽ dẫn đến bà bầu bị đau nhói bụng bên trái hoặc giữa. Khi mẹ nạp thức ăn chứa nhiều chất béo vào cơ thể thì nguy cơ mắc phải viêm tuyến tụy là rất cao.
Đau bụng do cơn gò sinh lý còn được gọi là “chuyển dạ giả” và thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Khi mẹ ấn nhẹ vào bụng, khi hoạt động hoặc khi cơ thể mất nước sẽ thấy các cơn đau xuất hiện.
Đau bụng bên trái khi mang thai và những biến chứng nguy hiểm
Như đã nói ở trên, đau bụng bên trái trong thai kỳ tuy là hiện tượng thường gặp nhưng không hề được chủ quan. Bởi đó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Cắt bao quy đầu thời gian và phương pháp thực hiện ra sao?
- Lột bao quy đầu – Làm sao để tránh viêm nhiễm dương vật
Đau bụng bên trái do thai ngoài tử cung: Theo các bác sĩ sản khoa, bà bầu bị đau nhói bụng bên trái, đau dữ dội và quặn thắt, kèm theo chảy máu âm đạo bất thường thì có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.
Bầu đau bụng bên trái khi mang thai vì bị dọa sảy thai: Nếu gặp phải những cơn đau dai dẳng ở bụng dưới, chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu sảy thai. Bởi vậy, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt khi bị chảy máu âm đạo, kèm cơn đau bụng dai dẳng.
Nguy cơ tiền sản giật: Đây là biến chứng do dư lượng protein trong nước tiểu và vấn để về huyết áp gây ra. Tiền sản giật gây nguy hiểm đến sức khỏe cho cả mẹ và bé, thậm chí gây tử vong.
Nguy cơ tiền sản giật: Đây là biến chứng do dư lượng protein trong nước tiểu và vấn để về huyết áp gây ra. Tiền sản giật gây nguy hiểm đến sức khỏe cho cả mẹ và bé, thậm chí gây tử vong.
Bong nhau thai: Đau bụng bên trái khi mang thai ở trong thai kỳ vào tam cá nguyệt thứ ba có thể xuất phát từ việc bong nhau thai. Việc nhau thai tách tử cung quá sớm sẽ gây nên những cơ co thắt, chảy máu âm đạo và khiến thai nhi bị đau.
U nang buồng trứng: Khi mang thai, một phần của nang buồng trứng sẽ trở thành luteum thể vàng có nhiệm vụ sản xuất hormone cần thiết nuôi thai. Sau tam cá nguyệt thứ nhất, chúng sẽ co lại.
Nhưng đôi khi thể vàng luteum kéo dài hơn bình thường, chứa chất lỏng tạo nên các u nang gây nhói, đau đớn ở bụng trái. Một vài trường hợp buồng trứng bị xoắn hoặc nang vỡ ra sẽ gây biến chứng, đau đớn dữ dội.
Nhiễm trùng đường tiểu: Khi đường tiểu bị nhiễm trùng, viêm quá nặng sẽ gây cảm giác nóng buốt, rát ở bụng dưới, nhói ở xương chậu. Kèm theo đó là nước tiểu có màu vàng, ngứa rát vùng kín khi đi tiểu…
Trên đây là những thông tin về việc bạn bị đau bụng bên trái khi mang thai. Mong rằng thông qua những kiến thức trên bạn đã biết cách chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân nhé.
Tổng hợp: phukhoa365.net