Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh nguy hiểm, có sự lây lan nhanh nếu không biết cách phòng tránh. Nếu không phát hiện cùng cách điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, nắm được những biểu hiện và cách điều trị của bệnh sùi mào gà sẽ giúp phát hiện bệnh sớm.
Tìm hiểu chung về căn bệnh nguy hiểm sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội, chúng được lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa căn bệnh xã hội nguy hiểm này ở nam giới và phụ nữ được các bạn trẻ quan tâm tìm hiểu. Bởi do mức độ nguy hiểm của bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống.
Mụn cóc sinh dục gây mất thẩm mỹ ở vùng kín, cản trở quan hệ tình dục bình thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người mắc bệnh. Bệnh sùi mào gà hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục, chúng lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn do chủng virus HPV gây ra.
Sùi mào gà đặc trưng bởi sự xuất hiện các nốt u nhú với những hình dạng như súp lơ hoặc mào gà. Những nốt này có thể đứng riêng lẻ hoặc tập hợp thành từng đám tại bộ phận sinh dục của nam và nữ, ở miệng lưỡi và hậu môn.
Bệnh xã hội này đặc trưng bởi những khối u nhú lành tính nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý người mắc bệnh. Phụ nữ có tỉ lệ mắc căn bệnh này cao hơn nam giới. Chủng virus HPV-16 và HPV-18 làm tăng nguy cơ ung thư tử cung ở phụ nữ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Triệu chứng bệnh sùi mào gà tồn tại ở cả nam và nữ
Theo các chuyên gia Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Chúng bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn. Nốt sùi có thể tồn tại bên trong hoặc bên ngoài bộ phận sinh dục nên đôi khi người bệnh không phát hiện được.
Ở giai đoạn mới hình thành, các nốt sùi thường nhỏ li ti, màu da hoặc hơi sẫm hơn. Phần đầu của các nốt có hình dạng như chiếc mào gà hay bông súp lơ và sờ vào thấy hơi gồ ghề. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể xuất hiện dưới hình dạng một cụm mụn cóc hoặc chỉ một mụn cơm. Ngoài ra, tùy theo giới tính, triệu chứng của căn bệnh sùi mào gà có thể khác nhau.
Triệu chứng sùi mào gà ở người nam giới
- Căn bệnh xã hội nguy hiểm này ở nam giới có thể xuất hiện ở dương vật, bìu, háng, đùi, bên trong hoặc vùng hậu môn.
- Nốt sùi màu da, nâu hoặc hồng ở vùng sinh dục nam gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, loại mụn cóc sinh dục cũng có thể xuất hiện trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người thường quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm HPV.
Triệu chứng sùi ở người nữ giới
- Các nốt sùi mào gà hình thành do nhiễm virus HPV ở nữ giới có thể xuất hiện bên trong hoặc ngoài âm đạo, hậu môn, cổ tử cung.
- Tương tự như nam giới, căn bệnh này ở nữ có các nốt sùi cũng có thể xuất hiện ở một số nơi khác trên cơ thể người nữ giới và gây ra tình trạng: tiết dịch âm đạo, đau và/hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục, ngứa ngáy, nóng rát,…
Nguyên nhân gây ra căn bệnh mồng gà sinh dục
Việc quan hệ tình dục không an toàn chính là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Việc dễ dàng lây truyền qua đường quan hệ tình dục với người mắc bệnh. Virus HPV thường tồn tại trong nước bọt, dịch tiết của người mắc bệnh . Do đó, vị trí mụn cóc xuất hiện thường là vùng dương vật, âm đạo – âm hộ, vùng miệng…
Trong quá trình quan hệ tình dục sẽ gây ra nhiều thương tổn ở vùng da hoặc niêm mạc. Thời điểm này, virus HPV tồn tại trong dịch nhầy của người bệnh sẽ có điều kiện thâm nhập vào cơ thể vật chủ mới.
Lây từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai đang bị bệnh này có nguy cơ cao sẽ truyền bệnh cho con. Virus HPV thâm nhập vào bào thai qua nhau thai, nước ối và đường âm đạo trong quá trình sinh nở.
Lây nhiễm gián tiếp khi dùng chung vật dụng cá nhân
Người nhiễm Virus HPV trong điều kiện lý tưởng có thể tồn tại ở ngoài môi trường khá lâu từ 1 ngày – 1 tuần. Vì thế, bệnh xã hội nguy hiểm này cũng có thể lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người bình thường qua các vật dụng cá nhân như đồ lót, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, bồn cầu, bơm kim tiêm… hoặc qua các hành động thân mật như hôn, ôm…
Những người bị chứng bệnh sùi giảm miễn dịch
Người có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh này và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Ngoài ra, nhóm người này cũng rất dễ tái phát bệnh nhiều lần, thời gian tái phát cũng sẽ nhanh hơn người bình thường.
Điều trị bệnh sùi mào gà như thế nào đạt hiệu quả tốt?
Theo nhiều chuyên gia, việc điều trị căn bệnh mồng gà cần phải tuân thủ các nguyên tắc. Đầu tiên là loại bỏ những thương tổn tiền ung thư đến từ nguyên nhân nhiễm virus HPV. Sau đó, kiểm soát nguy cơ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác để tránh làm cho bệnh chuyển biến xấu. Đồng thời nên điều trị cho cả đối tác của người bệnh, nhằm ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm.
Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, bệnh mụn cóc sinh dục có thể được điều trị bằng các biện pháp sau đây:
- Imiquimod (Aldara): Loại thuốc này được dùng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, chưa có dữ liệu về sự an toàn đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi. Thuốc giúp làm tăng cường miễn dịch tại chỗ. Tuy nhiên, chúng được dùng ngoài da và gây phản ứng viêm tại chỗ như : đỏ da, mụn nước và giảm sắc tố, kích ứng, chai, loét, trợt,…
- Axit trichloroacetic: Loại axit có trong thuốc tương tự như axit axetic, được sử dụng trong điều trị thẩm mỹ, chữa mụn cóc và sùi mào gà. Thuốc cũng có thể gây các tác dụng phụ như kích ứng da nhẹ, bao gồm ngứa, đau, sưng, … Có thể dùng cả cho người đang mang thai.
- Podophyllin và Podofilox: Chúng được tạo ra bởi loại nhựa cây có công dụng phá hủy các mô của nốt mụn cóc sinh dục. Tuy nhiên, podofilox, hợp chất có hoạt tính tương tự như chất Podophyllin, không dùng cho khu vực bên trong bộ phận sinh dục và chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai.
- Interferon hoặc 5-fluorouracin: Loại thuốc này được dùng theo đường tiêm, có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên của người bệnh, từ đó giúp tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ phù hợp với những tổn thương nhỏ, ít nghiêm trọng vì có thể gây nhiều tác dụng và có giá thành tương đối cao.
Điều trị bằng phẫu thuật
Nếu việc điều trị bằng thuốc nhiều khi không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cần được thực hiện một số thủ thuật nhỏ để loại bỏ nốt sùi mào gà. Cryotheraphy (Liệu pháp lạnh): Phương pháp này sử dụng nitơ lỏng (-196 độ C) gây đóng băng tế bào nhiễm bệnh và gây ra tổn thương không hồi phục màng tế bào.
Các bác sĩ sẽ xịt hoặc dùng tăm bông chấm tổn thương cho đến khi xuất hiện quầng ô đông lạnh 1mm quanh sùi mào gà. Thời gian quang đông từ 5-20 giây, mỗi lần 1-2 chu kì làm lành và lặp lại 1-3 lần/tuần tối đa 12 tuần.
Phương pháp này gây đau, hoại tử, bọng nước, sẹo. Có thể cần gây tê vùng nếu bị nhiều hoặc tổn thương rộng. Tỉ lệ sạch tổn thương lên đến 44 – 87%, tái phát 12 – 42% sau 1-3 tháng và có thể lên đến 59% sau sạch tổn thương 12 tháng sử dụng.
Điều trị vật lý loại bỏ, phá hủy tổn thương
Phương pháp điều trị sùi mào gà này bao gồm: laser CO2, cắt nạo, đốt điện… Chỉ định ưu tiên cho các bệnh nhân có vùng tổn thương sùi lớn, lan rộng, sùi ở niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung và các tổn thương không điều trị được những phương pháp khác.
Laser CO2 đốt sùi mào gà được nhiều người lựa chọn nhiều hơn vì duy trì được giải phẫu, kiểm soát được độ sâu. Bên cạnh đó, dễ thực hiện hơn so với phẫu thuật cắt bỏ, ít chảy máu hơn và ít gây khó chịu hơn so với cách đốt điện. Chống chỉ định đốt điện cho bệnh nhân mang máy tạo nhịp tim, tổn thương ở gần hậu môn.
Cách chăm sóc người mắc bệnh sùi mào gà
Người mắc bệnh sùi mào gà cần được có biện pháp chăm sóc phù hợp. Nhằm hạn chế nguy cơ tổn thương lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và bạn tình. Sau điều trị, người bị bệnh cũng cần được quan sát để nhanh hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát.
Theo đó, người bệnh nên thực hiện theo các lời khuyên sau đây:
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị mà không được kê đơn, nhất là các loại thuốc dùng ở các khu vực khác. Bởi mụn cóc sinh dục ở cơ quan sinh dục do chủng virus HPV khác, nên cần phải có một loại thuốc điều trị đặc thù.
- Sau khi điều trị sùi mào gà, bạn nên chú ý yếu tố vệ sinh bằng cách sử dụng dung dịch rửa vùng kín có độ pH trung bình, thay quần áo hàng ngày, tắm rửa thường xuyên, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Hầu hết tổn thương đáp ứng trong 90 ngày điều trị.
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh sùi mào gà chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng. Qua đó, đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Người bệnh không nên dùng các thực phẩm cay nóng, chiên rán, thực phẩm dễ gây kích ứng và chất kích thích… Chú ý tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, chất đạm lành mạnh.
Lưu ý phòng tránh căn bệnh nguy hiểm sùi mào gà
Nếu bạn đang trong độ tuổi có sinh hoạt tình dục, có thể thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ bản thân và người tình khỏi nguy cơ bị nhiễm hoặc lây lan HPV và các bệnh lây qua đường tình dục:
- Điều trị triệt để các căn bệnh lây qua đường tình dục
- Sử dụng bao cao su và các dụng cụ bảo vệ khi quan hệ tình dục phòng tránh sùi mào gà.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
- Trao đổi với bạn tình, nếu bản thân bị nhiễm HPV để cùng điều trị
- Chung thủy một vợ một chồng hoặc hạn chế quan hệ tình dục bừa bãi
- Tiêm vắc xin HPV để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân. Vắc xin có thể bảo vệ bản thân khỏi bệnh sùi mào gà và cả các chủng HPV có liên quan đến nguy cơ ung thư. Hãy tiêm loại vắc xin này được tiêm từ 1-3 mũi, tùy thuộc vào độ tuổi. Nên được tiêm trước khi có quan hệ tình dục bởi chúng có hiệu quả nhất khi một người chưa tiếp xúc với HPV.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về căn bệnh xã hội nguy hiểm mang tên sùi mào gà. Hãy bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân ngay từ hôm nay nhé!