Khoai lang không chỉ là loại củ dễ trồng mà còn là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, các loại vitamin và tinh bột. Trong bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu củ có tác dụng gì với người dùng. Qua đó, bạn còn chế biến được nhiều món ngon khác từ loại củ thông dụng này. Bạn luôn quan tâm đến dinh dưỡng cho người thân thì nhất định phải đọc kỹ các thông tin được cung cấp trong bài.
Các loại khoai lang hay gặp nhất hiện nay
Loại củ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon theo cách chế biến thông thường là luộc. Dưới đây, bài viết sẽ liệt kê vài loại của củ này để bạn có thể lựa chọn chế biến thành nhiều món ngon khác, có lợi cho sức khỏe.
Khoai lang tím
Loại khoai có tên khoa học là Solanum Andigenum, là loại cây thân thảo và củ mọc dưới đất. Khoai màu tím có lớp vỏ màu tím, vàng nhạt hay đen hoặc trắng. Hình dáng bên ngoài suôn dài và phần thịt bên trong có màu tím đậm.
Tùy theo giống mà khoai tím có kích thước củ khác nhau nhưng mùi vị nhìn chung sẽ:
- Bùi nhiều bôt
- Ngọt nhẹ nhưng không gắt
- Hương thơm nhẹ
Chính vì vậy nhiều người yêu thích và thường mua về ăn. Giá bán của khoai tím thường dao động trong khoảng 25.000đ – 30.000đ/kg.
Khoai lang mật hay còn gọi là khoai nghệ
Loại khoai có màu vàng cam như củ nghệ nên người dùng cũng đặt tên theo màu sắc. Về hình thức bên ngoài, lang mật có lớp vỏ đậm màu, củ cũng suôn dài nhưng kích thước to hơn so với khoai tím. Lớp vỏ của lang mật mỏng và tự bung ra khi đem hấp. Bạn có thể ăn luôn vỏ vì cũng không ảnh hưởng vì đến tiêu hóa.
Khoai mật khi đem luộc hay hấp thì phần thịt bên trong mềm, nhão và mật chảy ra bên ngoài. Hương vị thơm ngon, ngọt thanh không phải bàn luận nhiều và lượng tinh bột cũng như các loại khoai khác. Tuy nhiên, việc mua đúng khoai mật hay không rất khó vì trên thị có nhiều loại khoai khác bên ngoài khá giống lang mật.
Giá khoai mật được bán trên thị trường khoảng 25.000đ – 30.000đ/kg
Khoai lang vàng
Ruột của khoai vàng màu cam hay màu vàng, thoạt nhìn qua nhiều người thường lầm tưởng với khoai mật vì màu sắc tương tự như nhau. Lớp vỏ khoai bõng nhẵn hơn so với các loại còn lại, củ suôn dài nhưng đều nhau và ốm. Khi hấp, khoai vàng chắc thịt hơn các loại khoai khác và không bị bở, hương thơm nhẹ.
Giá thành của khoai vàng trên thị trường khoảng: 25.000đ – 30.000đ/kg
Khoai lang trắng
Khoai trắng có tên khoa học là Ipomoea batatas. Tương tự như khoai mật, khoai trắng có lớp vỏ mỏng và thường là màu trắng, củ cũng suôn dài nhưng ngắn hơn so với khoai mật. Khi luộc, khoai trắng ngon hơn khoai tím vì chứa nhiều tinh bột. Lớp vỏ mỏng nên khi đem luộc hay hấp sẽ tự bung ra.
Giá bán khoai trắng trên thị trường khoảng: 10.000đ – 15.000đ/kg
Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của củ khoai
Theo nghiên cứu, 100 gam khoai lang sẽ chứa:
- 119 kcal
- 0.8 gam protein
- 0.2 gam lipid
- 28.5 gam glucid
- 1.3 gam chất xơ
- Vitamin: A, B, C,…
- Chất khoáng: Đồng, Niacin, Kali, Mangan,….
Khoai lang có tác dụng đối với sức khỏe người dùng
Về tác dụng, mỗi loại khoai sẽ mang đến cho con người những lợi ích khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ cần lựa chọn khoai nếu muốn sử dụng nhằm mục đích gì đó. Một số tác dụng của các loại khoai mang lại cho người ăn:
Khoai lang tím
Trong thành phần khoai tím chứa hàm lượng các khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa cao. Không chỉ là nguồn thực phẩm có lợi mà còn mang lại cho người dùng nhiều tác dụng không ngờ đến như:
- Hỗ trợ giảm cân vì chứa nhiều tinh bột và hàm lượng calories thấp
- Ổn định huyết áp
- Cải thiện hen suyễn
- Tăng cường sức khỏe cho người có đường ruột yếu
- …
Tác dụng của khoai trắng
Khoai lang trắng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin A, Vitamin C, chất xơ và protein,… Có thể nói, loại khoai này tuy rẻ tiền nhưng có vô số công dụng tuyệt vời. Một số tác dụng khác từ khoai trắng:
- Hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón
- Giảm stress
- Hỗ trợ chức năng tim mạch
- …
Tác dụng của khoai lang vàng
Khoai vàng chứa hàm lượng đường cao hơn khoai trắng nên ngọt nhiều, chứa không nhiều tinh bột và mùi thơm hấp dẫn. Bên cạnh đó, khoai vàng chứa lượng lớn chất carotenoid khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
Vì vậy, khoai vàng sẽ có các tác dụng như sau:
- Bổ sung và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A giúp bảo vệ thị giác
- Hàm lượng Alpha – carotene trong khoai lang còn có lợi trong việc phòng chống ung thư và tim mạch
Trẻ nhỏ nên ăn khoai lang vì nhiều lợi ích
Khoai lang rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và beta – carotene không chỉ tốt cho người lớn mà đối với trẻ nhỏ cũng có nhiều tác dụng tuyệt vời. Vì thế, nhiều bác sĩ đã tư vấn mẹ nên bổ sung thêm khoai lang vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé, nhất là thời kỳ tập ăn dặm giúp con khỏe mạnh hơn.
Một số tác dụng tuyệt vời mà khoai mang lại cho trẻ em:
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Ngăn táo bón
- Cung cấp vitamin A, D
- …
Mách bạn bí quyết cách chọn mua và lưu trữ khoai lang
Việc mà và lưu trữ khoai lang cũng là thông tin người dùng thắc mắc cần giải đáp. Khoai mọc từ đất, nhổ lên mang đi tiêu thụ còn dính đất và nếu ở trong môi trường ẩm lâu ngày dễ mọc rễ. Bạn chỉ nên mua lượng vừa đủ ăn cho một lần.
Còn nếu lỡ mua nhiều quá, bạn cũng cần lưu trữ đúng cách tránh để khoai lang mọc rễ vì khi ăn củ sẽ không có lợi cho sức khỏe. Khoai mua về bạn rửa sạch lớp cát bên ngoài, để ra rổ cho ráo nước và bỏ vào một hộp sạch hay bịch đựng.
Sau đó, nếu bạn sử dụng trong 1 tuần có thể bỏ khoai bên ngoài chỗ khô ráo tránh ẩm thấp. Còn không, bạn có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và thời hạn sử dụng có thể lên đến 1 tháng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên mua lượng khoai lang vừa đủ ăn là được.
Đối tượng không nên dung nạp khoai lang
Tuy khoai lang tốt cho sức khỏe, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng không phải ai cũng ăn được. Cụ thể, những đối tượng dưới đây không nên dung nạp quá nhiều khoai lang:
- Người có hệ tiêu hóa kém
- Người mắc bệnh thận
- Người bị đau dạ dày
Tuy nói là không được ăn nhiều nhưng ăn lượng vừa phải vẫn được chấp nhận. Bạn lưu ý nên ăn luộc tránh ăn các món được chế biến từ khoai vì như vậy dễ kích thích vị giác. Cảm thấy ngon miệng, bạn dung nạp nhiều lúc nào không hay.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ tuy được khuyến khích ăn khoai nhưng phụ huynh cũng không nên quá lạm dụng. Chẳng hạn, mỗi tuần chỉ nên cho các bé ăn 1 – 2 lần. Với trẻ đang ăn dặm, mẹ hãy tham khảo các món từ khoai mà bé thích nhé!
Khoai có thể chế biến các món ăn ngon nào?
Ngoài cách luộc hay hấp khoai lang thông thường, chúng ta còn chế biến khoai thành các món ngon khác như: Chè chuối, chè bà ba, khoai chiên, khoai lắc phô mai, chè bắp, khoai ngào đường,… Cả nhà sẽ chết mê với các món ngon này khó lòng cưỡng lại.
Khoai lang luộc hay hấp sao cho ngọt
Khi luộc hay hấp khoai, ngoại trừ khoai mật mà muốn ngọt hơn thì bạn hãy cho thêm vài muỗng đường cát khi nước luộc sôi. khi nước luộc cạn và khoai chín, đường ngấm và củ khoai và ăn cảm giác thanh ngọt hơn. Tuy nhiên, vị ngọt nhẹ tự nhiên cũng đủ để người ăn vừa miệng, bỏ đường không dành cho người giảm cân.
Chè chuối
Món chè quen thuộc người Việt Nam yêu thích bởi mùi thơm và vị dẻo của chuối cùng khoai hòa quyện. Khoai kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy, khoai mì và chuối tạo nên vị đặc trưng khó cưỡng. Đường phèn cho vừa đủ để tạo độ ngọt thì khó ai có thể cưỡng lại được. Bạn đã thử nấu cho cả nhà hay chưa?
Chè bà ba
Chè bà ba cũng là món chè dân gian quen thuộc của người Việt Nam có khoai lang là thành phần bên trong. Món chè thường tương tự với chè chuối chưng chủ yếu nấu cùng các loại khoai, đậu. Nước cốt dừa béo béo, vị ngọt thanh của đường phèn sẽ giúp bạn ngon miệng khi thưởng thức. Khoai nấu cùng nước cốt còn thơm béo hơn khi mang luộc.
Cách làm đẹp từ loại khoai lang
Ngoài các món ăn ngon chế biến từ khoai, bạn cũng có thể làm đẹp da của mình từ nó. Cụ thể, khoai chứa lượng dồi dào các dưỡng chất như: Vitamin A, vitamin B, vitamin C và protein. Vì thế, khoai không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ứng dụng làm đẹp da hiệu quả như:
- Tẩy tế bào da chết
- Đắp mặt nạ
- Chà sát trực tiếp lên chỗ mụn tấy sưng để giảm bớt mủ
- …
Các spa làm đẹp cũng tận dụng nguồn nguyên liệu này để chị em có thể đẹp hơn mỗi ngày. Nguyên liệu thiên nhiên nên tuyệt đối không gây kích ứng da hay có tác dụng phụ không mong muốn như khi dùng mỹ phẩm.
Cách ăn khoai lang sai cách nên tránh
Khi khoai được nấu chín thì không có gì bàn cãi khi ăn. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý không nên ăn khoai khi:
- Không ăn khoai khi thấy đốm đen, sống chưa chín;
- Không dung nạp khoai trước khi đi ngủ
- Không ăn khoai khi bụng đói
- Không ăn kèm quả hồng với khoai
Những lưu ý này giúp người dùng ăn khoai đảm bảo lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Theo đó, khoai ăn không đúng cách còn dễ làm dạ dày tiêu hóa không được tốt. Ăn vào ban đêm, bạn dễ bị mất ngủ vì đầy hơi.
Kết luận
Bạn đã được tham khảo qua các thông tin cần biết về khoai lang, loại củ thông dụng của người Việt Nam. Nếu bạn muốn nấu được nhiều món ăn ngon hơn nữa từ loại khoai này có thể tham khảo trên mạng. Nhiều bạn trẻ còn nghiện ăn khoai có thể ăn nhiều không lo tăng cân. Theo đó, các món ăn nấu từ khoai lại càng ngon, vừa miệng và nhất là món chè. Chè bỏ tủ mát lạnh không ai chối từ được.