Giữa năm 2022 là thời gian bùng phát của căn bệnh đậu mùa khỉ. Chỉ sau đó vài tháng, WHO đã phải ra tuyên bố tình trạng sức khỏe khẩn cấp toàn cầu do căn bệnh này gây ra. Hiện tại đã có một vài trường hợp mắc căn bệnh ở Việt Nam, vì vậy, hãy tìm hiểu căn bệnh này thật cẩn thận để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình thật tốt nhé.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Thông tin chung
Đậu mùa khỉ là căn bệnh hiếm gặp, do virus có họ với bệnh đậu mùa gây ra. Người mắc bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, phát ban, đau đầu… Trước đây, căn bệnh này chỉ thường xảy ra ở khu vực Trung và Tây Phi. Tuy nhiên, hiện tại chúng trở thành làn sóng dịch bệnh mới, với số ca mắc bệnh lớn, bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu.
Số ca mắc
Theo thống kê hiện nay, tổng số ca mắc trên toàn cầu đã hơn 16.000 người, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Căn bệnh này không có nguy cơ tử vong cao, hầu hết người nhiễm bệnh đều có khả năng hồi phục sau vài tuần. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ sẽ khiến cho bệnh chuyển biến nặng, có khả năng tử vong cao như: Trẻ em, người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, người già, người có hệ miễn dịch kém,…
Đường lây nhiễm
Con đường lây nhiễm chính của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:
- Lây truyền từ động vật sang người: Quá trình tiếp xúc trực tiếp với máu, các tổn thương trên da hoặc niêm mạc của động vật nhiễm bệnh khiến khiến lây lan mầm bệnh sang người. Hoặc có thể do ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh chưa được chế biến, nấu chín cẩn thận.
- Lây truyền từ người sang người: Nếu tiếp xúc gần với tổn thương da, dịch tiết đường hô hấp của người bị bệnh hoặc các đồ vật bị nhiễm virus thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Quá trình người mẹ mang thai mà bị nhiễm bệnh sẽ khiến cho thai nhi cũng mang virus gây bệnh theo.
Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua giọt bắn. Tuy nhiên, cần tiếp xúc ở cự ly gần trong thời gian dài. Vì vậy, người dân có thể để đề phòng nguy cơ lây lan cho bản thân và mọi người xung quanh.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh đậu mùa khỉ
Căn bệnh này do virus gây ra. Theo nghiên cứu, loại virus này thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958. Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ bởi virus gây bệnh được phát hiện ở hai ổ dịch giống với bệnh đậu mùa xảy ra ở khỉ trong phòng nghiên cứu. Tuy nhiên, khỉ không phải là nguyên nhân dẫn đến dịch bùng pháp mà có thể là do loài gặm nhấm gây lên.
Bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng gì?
Cũng tương tự như những căn bệnh khác với đậu mùa khỉ cũng có những triệu chứng dễ thấy để bạn thuận tiện tham khảo:
Triệu chứng thường gặp
- Bệnh đậu mùa khỉ thường có thời gian ủ bệnh từ 6 đến 13 ngày, hoặc lâu hơn đến 21 ngày. Các triệu chứng ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Các triệu chứng đầu tiên của người bệnh thường là sốt đi kèm với đau đầu dữ dội, đau nhức các cơ, lưng cùng với cảm giác ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, và sẽ nổi các hạch sưng.
- Sau khi sốt, người bệnh bị phát ban từ 1 đến 3 ngày. Đa số, người bệnh sẽ bị phát ban trên mặt (95%), phát ban ở lòng bàn tay, chân (75%), phát ban ở miệng thâm chí là cả ở mắt, cơ quan sinh dục.
Mức độ nguy hiểm của bệnh
- Việt Nam nằm trong khu vực Tây của Thái Bình Dương cho nên nguy cơ xâm nhập của bệnh được các chuyên gia WHO đánh giá ở mức độ từ thấp đến trung bình. Việc đánh giá được dựa vào 3 yếu tố là tính trầm trọng của dịch đậu mùa khỉ, các yếu tố xâm nhập của bệnh dịch và tình hình lây lan của dịch bệnh trong khu vực lãnh thổ.
- Trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch kém thường mắc bệnh nghiêm trọng hơn dẫn đến nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh có tỷ lệ tử vong thấp, thống kê có khoảng 10% trong tổng số ca mắc bệnh.
Chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ
Dịch đậu mùa khỉ đang có xu hướng bùng phát, tăng nhanh khiến nhiều người lo lắng. Sau đây là những chẩn đoán cụ thể về bệnh cho bạn tiện tham khảo:
Các trường hợp cần thực hiện tầm soát bệnh
Không phải tất cả các trường hợp đều cần kiểm tra, tầm soát bệnh. Bạn chỉ nên làm vậy trong các trường hợp sau:
- Đang sống, làm việc chung với người bị đậu mùa khỉ hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Vừa đi du lịch tới các nơi đang xuất hiện đậu mùa khỉ.
- Bị động vật nhiễm bệnh/nghi ngờ nhiễm bệnh cắn, cào
- Ăn các loài động vật, có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Sống ở khu vực rừng nhiệt đới, có các loài vật nhiễm đậu mùa khỉ.
Quy trình chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ
Quy trình chẩn đoán bệnh sẽ được các bác sĩ thực hiện như sau:
Quan tâm tới tiền sử bệnh án: Thông thường, các bác sĩ sẽ hỏi để kiểm tra bạn có tiếp xúc với người mắc bệnh không, từng mắc bệnh hay có vừa đi qua các khu vực xuất hiện ca bệnh không,… Từ đó, sẽ đánh giá và xác định khả năng lây nhiễm bệnh của bạn.
Xét nghiệm: Ở bước này, bạn sẽ thực hiện xét nghiệm PCR mẫu bằng chất lỏng hoặc các vết thương trên da để phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ có trong cơ thể hay không.
Sinh thiết: Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, bác sĩ còn có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết để xác định chính xác hơn.
Trong quá trình chẩn đoán thường sẽ không thực hiện xét nghiệm máu bởi virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ thường chỉ lưu lại thời gian ngắn trong máu nên rất khó phát hiện và chẩn đoán chính xác tạng bệnh.
Điều trị bệnh đậu mùa khỉ
Với tốc độ lây lan, phát triển nhanh thì người nghi ngờ tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ hoặc có các triệu chứng của bệnh thì người bệnh cần làm những việc sau đây:
- Nên tự cách ly tại phòng riêng, hạn chế xúc với người khác và có hoạt động quan hệ tình dục.
- Thông báo với các Cơ quan y tế địa phương gần nhất về trường hợp, bệnh tình của mình để được hướng dẫn, hỗ trợ và xử lý phù hợp.
- Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, đa dạng thực phẩm nhất là các thực phẩm làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể như trái cây, rau củ, các loại hạt, các sản phẩm từ sữa, cá, trứng,…
- Nên uống nhiều nước để cơ thể thanh lọc, đào thải độc tố ra ngoài: Nước lọc hay các loại nước ép đều được
Hiện nay chưa có phương pháp, thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ thế nhưng bệnh có thể cải thiện và tự khỏi mà không cần điều trị nên người bệnh không cần quá lo lắng. Một số loại thuốc có tính chống lại virus đậu mùa trên khỉ có thể sử dụng khi mắc bệnh như: Thuốc kháng virus cidofovir, thuốc kháng virus tecovirimat, thuốc nghiên cứu brincidofovir (CMX001),…Tuy nhiên, chưa có loại thuốc nào được nghiên cứu, sử dụng trong các vùng dịch để điều trị bệnh.
Người từng tiêm vaccine ngăn ngừa bệnh đậu mùa vẫn khả năng mắc bệnh đậu mùa khỉ nhưng các triệu chứng thường nhẹ hơn, không chuyển biến nặng và ít nguy cơ để lại biến chứng.
Có vacxin phòng tránh đậu mùa khỉ chưa
Việc tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa đậu mùa khỉ đóng vai trò quan trọng, giúp hạn chế dịch bệnh lây lan rộng, và làm giảm các tác động của bệnh đối với sức khỏe. Hiện nay, chưa có vắc xin riêng cho bệnh đậu mùa khỉ nhưng có 2 loại vắc xin được FDA chấp thuận trong việc tiêm ngừa đậu mùa khỉ là vắc xin Jynneos (Imvamune/Imvanex) và ACAM2000:
Vacxin Jynneos (Imvamune)
Được sản xuất từ virus vaccinia, cùng họ Orthopox virus với Monkeypox có mối liên quan chặt chẽ nhưng có khả năng gây hại thấp hơn so với vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ. Tiêm vắc xin Jynneos sẽ đưa những virus đã bị làm yếu, không có khả năng gây bệnh vào trong cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ phát hiện, nhận diện virus và tấn công virus sau đó ghi nhớ cách phòng tránh khi loại virus này xâm nhập.
Do cùng họ với virus đậu mùa khỉ nên đây được coi là một cách phòng tránh đậu mùa khỉ. Vacxin Jynneos được FDA cấp phép vào năm 2021 và cần tiêm 2 mũi. Các tác dụng phụ của loại vacxin này gồm đau, lưng tại chỗ tiêm, mệt mỏi và nhức đầu.
Vacxin ACAM2000
Loại vacxin này sử dụng virus đã bị làm yếu và có trước vacxin Jynneos (được chấp thuận năm 2015). ACAM2000 chứa virus vaccinia nhưng nó có khả năng lây nhiễm và nhân lên ở người dẫn đến có thể được truyền từ người nhận vacxin sang người chưa được tiêm vacxin khi tiếp xúc gần ở các nơi tiêm chủng.
Ngoài các tác dụng phụ như đau nhức cánh tay, mệt mỏi, ACAM2000 được cảnh báo có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm mù lòa, cơ tim, thậm chí tử vong. Do cách chích khó khăn và nhiều biến chứng nên CDC khuyến cáo nên sử dụng vacxin Jynneos.
Lưu ý cần nhớ với bệnh đậu mùa khỉ
Hai loại vacxin này đều dùng virus không còn khả năng tấn công và gây ra bệnh cho cơ thể, nhưng vẫn cần tư vấn kỹ lưỡng của các bác sĩ nhất là những người bệnh có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Theo WHO, việc tiêm đại trà vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ là chưa cần thiết.
Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa như giữ vệ sinh chung, đeo khẩu trang,…. Không những thế, virus gây đậu mùa khỉ lây lan chậm và chủ yếu là do có tiếp xúc gần. Việc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh vẫn còn nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên cũng cần cân nhắc trước khi tiêm.
Kết luận
Bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Điều này khiến cho người dân lo lắng hơn về tình hình bệnh. Mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bạn thân và cộng đồng.