Đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe cần lưu ý. Một số bệnh lý gây đau bụng dưới như viêm ruột thừa, đầy hơi, chướng bụng… Do đó, khi gặp dấu hiệu đau bụng bên phải không rõ nguyên nhân, bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Phân khu ổ bụng theo giải phẫu
Theo cấu trúc giải phẫu, vùng bụng của con người gồm 9 phần sau:
- Vùng trên rốn bao gồm: Dạ dày, đại tràng ngang, tụy và thùy gan trái;
- Vùng quanh rốn có: Ruột non;
- Vùng dưới rốn gồm: Tử cung và bàng quang;
- Vùng dưới sườn phải gồm: Tá tràng, túi mật, gan và thận phải;
- Vùng mạn sườn phải gồm: Đại tràng lên, niệu quản phải;
- Hố chậu trái gồm: Đại tràng sigma, buồng trứng và vòi trứng.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Đau bụng dưới âm ỉ cho thấy cơ thể bạn đang bị bệnh
- Đau bụng dưới gần mu là dấu hiệu của những bệnh gì?
- Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của những bệnh gì?
Việc xác định rõ vị trí các cơ quan theo phân khu ổ bụng sẽ giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan. Vì vậy, khi không biết đau bụng dưới bên phải là bị bệnh gì, bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng dưới bên phải
Đau ruột thừa là nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau bụng bên phải. Đây là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm do sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa. Vi khuẩn trong lòng ruột thừa nhân lên nhanh chóng. Điều này khiến phần ruột thừa bị viêm, sưng tấy và gây ra mủ. Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa có thể vỡ và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Một số dấu hiệu lâm sàng của viêm ruột thừa bao gồm:
- Đau bụng: Lúc đầu đau âm ỉ phía trên, sau đó là ở vùng hố chậu phải;
- Dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt nhẹ, môi khô, lưỡi bẩn;
- Rối loạn tiêu hoá: khó đi ngoài hay tiêu chảy;
- Dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn, chán ăn, chướng bụng.
Nếu gặp phải những dấu hiệu đau bụng dưới bên phải và bạn nghi ngờ là viêm ruột thừa, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Sau khi xác định viêm ruột thừa, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Cắt ruột thừa là can thiệp ngoại khoa cần thiết để ngăn tình trạng ruột vỡ và các biến chứng khác. Nếu tình trạng viêm ruột thừa của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể mổ cấp cứu cắt bỏ toàn bộ ruột thừa ngay lập tức.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của viêm ruột thừa, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, nhuận tràng. Vì các loại thuốc này có thể khiến ruột thừa của bạn bị vỡ.
Nguyên nhân khác dẫn đến cơn đau ở bụng dưới bên phải
Đầy hơi gây đau ở bụng
Khí trong ruột là phần không khí được tìm thấy ở hệ thống tiêu hóa. Khí được gây ra bởi thực phẩm không bị phá vỡ hoàn toàn cho đến khi nó đến ruột già.
Những loại thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh sẽ khiến cơ thể tạo ra nhiều khí hơn. Khi lượng khí tích tụ nhiều, nó có thể gây đau bụng, đầy hơi và cảm giác tức bụng.
Thông thường, cơ thể người có cơ chế tự điều chỉnh chướng bụng, đầy hơi bằng cách trung tiện. Trên thực tế, một người trưởng thành có thể trung tiện đến 20 lần một ngày.
Tuy nhiên, khi khí quá mức cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa như không dung nạp sữa hoặc bệnh đái tháo đường. Đây là nguyên nhân gây ra chứng đau bụng dưới bên phải.
Chứng khó tiêu
Đau bụng dưới bên phải có thể gặp do chứng khó tiêu. Thông thường sau khi ăn nhiều thực phẩm hoặc đồ chiên rán có thể xảy ra đau bụng trên hoặc dưới. Khi dạ dày của bạn không thể tiêu hóa lượng thức ăn quá lớn thì nó sẽ trào lên thực quản, gây ra cảm giác khó chịu.
- Một số dấu hiệu đi kèm theo như:
- Đau bụng dưới thường xuyên;
- Ợ nóng kèm theo vị chua chua trong miệng.
Chứng khó tiêu nhẹ sẽ tự hết khá nhanh mà không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên gặp bác sĩ để loại trừ các bệnh lý tiêu hóa tiềm ẩn.
Nhiễm trùng thận
Có thể bạn quan tâm:
- Đau bụng bên trái là bệnh gì ? Cách phòng tránh cần nắm được
- Cắt bao quy đầu thời gian và phương pháp thực hiện ra sao?
Đau bụng dưới bên phải có thể gặp do nhiễm trùng thận. Nguyên nhân của bệnh thường là do xuất hiện những nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (bàng quang và niệu đạo) từ đó vi khuẩn sinh sôi. Các vi khuẩn này sau đó di chuyển theo đường tiểu và gây ra nhiễm trùng.
Các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng thận gồm:
- Đau vùng bụng dưới hoặc đau phía dưới lưng;
- Sốt;
- Ớn lạnh;
- Nôn, buồn nôn;
- Đi tiểu thường xuyên;
- Đau buốt hoặc tiểu rát;
- Nước tiểu có lẫn mủ hoặc máu;
- Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
Khi không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng thận có thể gây ra tổn thương thận vĩnh viễn. Nếu nhận thấy đau bụng dưới bên phải kèm theo các dấu hiệu kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.