Tình trạng đau bụng dưới bên trái nữ gây nên sự khó chịu, mệt mỏi trong cuộc sống và sinh hoạt. Vậy việc đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào của phái nữ. Vùng bụng dưới bên trái của nữ giới bao gồm một phần ruột non, đoạn cuối đại tràng, buồng trứng bên trái. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những căn bệnh liên quan tới hiện tượng đau bụng trái.
Đau bụng dưới bên trái nữ là dấu hiệu của bệnh lý nào?
Đau bụng dưới bên trái có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, là dấu hiệu của căn bệnh nào đó trong cơ thể. Cụ thể một số căn bệnh có thể gặp phải khi có triệu chứng đau bụng dưới như sau:
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Đau bụng dưới rốn có phải là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm?
- Đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
- Đau bụng dưới âm ỉ cho thấy cơ thể bạn đang bị bệnh
Dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa gặp vấn đề
Thông thường việc bạn bị đau bụng dưới nữ sẽ thường được chẩn đoán bị viêm túi thừa cấp. Các túi thừa bị viêm gây nên các cơn đau bụng dữ dội cùng sốt, buồn nôn, táo bón…
Ngoài ra, việc đau bụng trái bên dưới cũng có thể do các nguyên nhân của hệ tiêu hóa như:
- Triệu chứng táo bón nặng do thiếu chất xơ, do sử dụng thuốc trong thời gian dài.
- Bệnh viêm đường ruột mãn tính và viêm loét đại tràng, viêm ruột già
- Thoát vị bẹn nghẹt do một phần ruột mắc kẹt trong túi thoát vị không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
Triệu chứng bệnh lý hệ sinh sản
Đau bụng dưới bên trái nữ còn là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản ở phụ nữ. Cụ thể như mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng…
Nguyên nhân do sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là hiện tượng những viên sỏi kết lại ở thận và ống niệu khi các chất hóa học kết tinh lại. Sỏi ở thận trái gây ra những cơn đau quặn thắt ở bụng dưới. Ngoài ra cơn đau này sẽ lan đến lưng bên trái và bẹn bao gồm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiểu buốt, tiểu ra máu.
Nhiễm khuẩn đường niệu
Một trong những dấu hiệu của việc đau bụng dưới bên trái là do nhiễm khuẩn đường niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu do sự xâm nhập của vi khuẩn bao gồm nhiễm khuẩn đường niệu trên và dưới.
Trong đó nhiễm khuẩn đường niệu trên ở nữ như viêm thận bể thận mạn, viêm thận bể thận cấp. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới ở nữ như viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
Khi bị nhiễm khuẩn đường niệu, triệu chứng đau bụng dưới nữ râm ran kéo dài. Ngoài ra còn cảm thấy tiểu xót, tiểu nóng, tiểu dắt, nước tiểu đục.
Một số bệnh lý khác gây đau bụng dưới bên trái nữ
Ngoài các dấu hiệu bệnh lý nêu trên thì việc đau bụng dưới còn do các vết bầm hay khối máu tụ các cơ ở thành bụng. Hay do nguyên nhân phình động mạch chủ bụng, cục máu đông, viêm mạch máu ở vùng bụng.
Vì thế có nhiều nguyên nhân gây nên đau bụng dưới bên trái nữ từ nhẹ đến phức tạp. Nếu các cơn đau diễn ra thường xuyên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Những cách làm giảm đau bụng dưới
Để làm giảm tình trạng đau bụng bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây nên và có biện pháp điều trị hợp lý. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau bụng bên trái là bệnh gì ? Cách phòng tránh cần nắm được
- Cắt bao quy đầu thời gian và phương pháp thực hiện ra sao?
Ngoài ra bạn có thể làm giảm nhẹ triệu chứng đau bụng dưới bên trái nữ bằng các mẹo nhỏ sau:
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày, sử dụng trà thảo mộc như trà gừng, bạc hà để giúp xoa dịu cơn đau. Nên cung cấp khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày cho cơ thể, bao gồm cả nước canh, nước trái cây.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn khó tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Tránh ăn món ăn có gia vị cay nóng, món muối chua.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày. Nên lựa chọn những loại rau xanh giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
- Giữ ấm cơ thể, tắm nước ấm, dùng túi chườm nóng để làm giảm triệu chứng đau nhức khó chịu.
- Không hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác.
- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, không hoạt động quá tải.
- Không những thế, bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hợp lý mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hay sử dụng kết hợp với thuốc khác mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra không tự ý dừng thuốc khi cảm thấy hết cơn đau mà chưa hết liệu trình điều trị.
Những biện pháp kể trên nên được thực hiện kết hợp và bổ trợ cho nhau nhằm làm giảm triệu chứng đau bụng dưới bên trái. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm dân gian nào bạn nhé!