Đau bụng dưới theo từng cơn dù được xác định là tình trạng không quá phổ biến hiện nay. Thế nhưng, đây vẫn có thể là dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc phải một số loại bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng mà bạn tuyệt đối không được chủ quan. Vậy đâu là những nguyên nhân tạo nên những cơn đau quặn thắt ở vùng dưới rốn? Hay cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả chứng đau bụng ở vùng dưới rốn là gì bạn đã biết?
Bạn hiểu như thế nào về khái niệm đau bụng dưới?
Vùng bụng dưới được xác định là vùng bụng tính từ ngang rốn trở xuống. Trong đó, bao gồm những cơ quan cụ thể như đường tiết niệu, ruột già, ruột non và bộ phận sinh sản. Thông thường, những cơn đau quặn thắt xuất hiện ở vùng bụng dưới sẽ theo từng cơn và luôn kéo dài âm ỉ trong một quãng thời gian dài.
Như vậy, đau bụng dưới có thể định nghĩa cụ thể và chính xác nhất như thế nào? Đây chắc hẳn không phải là điều quan tâm của riêng ai ngay tại thời điểm này. Đau bụng dưới chính xác là tình trạng đau quặn thắt từng cơn xảy ra ở vùng dưới rốn. Mức độ đau sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân cũng như loại bệnh lý tiềm ẩn bên trong.
Những cơn đau ban đầu có thể khởi điểm từ vùng hạ vị, sau đó lan sang các vị trí khác của cơ thể như lưng, hông. Đau bụng dưới thường được xác định là những cơn đau tìm đến với chúng ta một cách đầy bất ngờ, đột ngốn với từng cường độ ngắn, dài khác nhau.
Đau bụng phần dưới và bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm
Thường thì phần lớn tất cả chúng ta đều tỏ ra khá chủ quan trước tình trạng đau bụng dưới kéo theo từng cơn. Tuy nhiên, tình trạng này đã được đội ngũ chuyên gia và bác sĩ khẳng định rằng rất có thể là dấu hiệu nhận biết tiềm ẩn của một số loại bệnh lý cực kỳ nguy hiểm.
Những bệnh lý liên quan đến hệ đường ruột
Các cơn đau quặn thắt từng cơn xuất hiện ở vùng bụng dưới hoàn toàn có thể là dấu hiệu nhận biết của những bệnh lý liên quan đến hệ đường ruột. Cụ thể như viêm loét đại trực tràng, đau ruột thừa và cuối cùng là hội chứng IBS.
Đau bụng dưới do viêm loét đại trực tràng
Viêm loét đại trực tràng từ lâu đã được xác định là loại bệnh tương đối phổ biến, thường tạo nên những cơn đau quặn thắt vùng bụng dưới bên trái. Người được chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràng thường sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau quặn bụng, cường độ đau dữ dội kèm theo đó là triệu chứng rối loạn đại tiện và vã mồ hôi.
Còn nhiều trường hợp khác đau bụng dưới đi ngoài phân lỏng, lẫn máu, người bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, sốt nhẹ kèm theo thiếu máu. Nếu như bạn thường xuyên phải đón nhận những cơn đau bụng quặn bên phải, cơn đau xuất hiện theo từng đợt và rất dễ tái phát thì bạn nên nghĩ ngay đến căn bệnh viêm loét đại trực tràng.
Đau ruột thừa
Ruột thừa thường sẽ tạo nên những cơn đau quặn bụng cực kỳ dữ dội khi đã chuyển sang tình trạng viêm và bắt đầu tạo mủ. Thuở ban đầu, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau ập đến một cách dữ dội ở vị trí xung quanh rốn rồi từ từ lan dần sang phía vùng bụng dưới bên phải.
Đau bụng dưới thường sẽ đẩy người bệnh vào trạng thái luôn cảm thấy mệt mỏi kèm theo một số triệu chứng đi kèm khác như sốt cao và rối loạn đường tiêu hóa. Rất nhiều trường hợp cơn đau ập đến một cách quá bất ngờ và dữ dội khiến người bệnh phải cần đến những ca phẫu thuật để xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hội chứng IBS
Hội chứng IBS được chẩn đoán là hội chứng ruột kích thích. Hiểu đơn giản hơn, đây chính là một dạng rối loạn hệ tiêu hóa gây ra những cơn đau quặn thắt bụng dưới rốn kèm theo một số triệu chứng đặc biệt như chướng bụng, tiêu chảy, chuột rút hoặc đôi khi táo bón.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, khoa học và phải sống trong tình trạng căng thẳng Stress kéo dài được xác định chính là những nguyên nhân phổ biến gây nên hội chứng IBS.
Đau bụng dưới khi mang thai
Khi đang trong giai đoạn thai kỳ, những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới thường là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Thế nhưng, phần lớn những mẹ mang thai lần đầu đều tỏ ra rất lo lắng và hoang mang trước sự xuất hiện của những cơn đau này.
Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy kể về tình trạng đau bụng mà mình đang gặp phải để được bác sĩ tư vấn và thăm khám chuẩn xác nhất nhé!
Điều này không có nghĩa là các mẹ được phép chủ quan trước bất kỳ sự biến đổi nhỏ nào của cơ thể mình trong giai đoạn mang thai. Bởi những cơn đau vùng bụng dưới trong thời kỳ mang thai cũng rất có thể là một dấu hiệu báo động về sự xuất hiện của những biến chứng mà mẹ vốn dĩ chẳng hề hay biết như:
- Mang thai ngoài tử cung: Vùng bụng dưới của mẹ rất có thể sẽ xuất hiện những cơn đau cực kỳ dữ dội hoặc ập đến theo từng cơn. Kèm theo đó là triệu chứng âm đạo ra máu.
- Tiền sản giật: Trong trường hợp thai phụ có chứng tiền sản giật thì sẽ tạo nên những cơn đau bụng dưới liên tục, đồng thời huyết áp cũng tăng nhanh. Tình huống nguy hiểm nhất có thể tước đi sinh mạng của cả mẹ lẫn con chỉ trong tích tắc.
Triệu chứng nhận biết đau bụng dưới là gì bạn đã biết?
Những cơn đau bụng dưới sẽ tạo cho người bệnh các cảm nhận hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân tạo nên chúng.
Với mỗi nguyên nhân hình thành nên chúng sẽ đi kèm với một cường độ đau khác nhau. Có thể là đau âm ỉ trong một khoảng thời gian dài, đau nhói hoặc thậm chí là những cơn đau ngắt quãng nhau với mức độ từ nhẹ đến nặng.
Trong một số trường hợp, đau hạ vị có thể từ từ lan đến vùng mông, vùng thắt lưng và vùng đùi. Đặc biệt nhất, người bệnh hoàn toàn có thể cảm nhận rõ cơn đau hơn mỗi lúc tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.
Dưới đây là một số triệu chứng đau bụng dưới mà khi phát hiện, bạn cần phải ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và điều trị.
- Đau bụng dưới kèm theo sốt cao.
- Những cơn đau vùng bụng dưới cực kỳ dữ dội nhưng mãi không vơi dần và biến mất.
- Đau bụng kèm triệu chứng nôn ra máu.
- Triệu chứng đi ngoài phân có máu.
Đau bụng dưới: Phương pháp điều trị hiệu quả nhất
Tất nhiên, tùy theo từng nguyên nhân cũng như bệnh lý tiềm ẩn bên trong dấu hiệu đau vùng bụng dưới mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị hiệu quả khác nhau.
Đối với những cơn đau bụng nhẹ, nguyên nhân đến từ việc khí bị tồn đọng hoặc khó tiêu thì có thể giảm đau tức thời bằng những cách sau đây:
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống bằng cách loại bỏ ngay những thực phẩm gây khó tiêu, chướng bụng hoặc đầy hơi.
- Sử dụng thuốc bổ sung và thay thế cam bằng cách xoa bóp hoặc châm cứu.
- Sử dụng thuốc không kê đơn bao gồm Canxi Cacbonat.
Còn đối với trường hợp đau bụng do chủng vi khuẩn gây nên thì bạn cần phải sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ thì mới có thể xoa dịu cơn đau nhanh và hiệu quả nhất.
Trên thực tế, những người đau bụng dưới do chứng khó tiêu gây nên cũng có thể yêu cầu sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ. Còn trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu thì thường sẽ được điều trị hiệu quả nhất bằng thuốc kháng sinh.
Đối với một số trường hợp như rối loạn hệ tiêu hóa, viêm loét đại trực tràng hoặc mắc hội chứng ruột kích thích thì hoàn toàn không có cách chữa trị dứt điểm. Với những trường hợp này, bạn buộc phải chữa trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ. Còn viêm ruột thừa vốn dĩ được coi là một tình trạng cấp cứu hầu như luôn phải phẫu thuật thì mới xoa dịu cơn đau hiệu quả.
Sinh hoạt phòng ngừa đau bụng hiệu quả ra sao?
Để có thể thiết lập một chế độ sinh hoạt chuẩn khoa học, phòng ngừa và ức chế cường độ phát triển của những cơn đau một cách hiệu quả nhất, bạn nhất định phải tham khảo nội dung chuyên mục chia sẻ ngay bên dưới đây.
Chia sẻ thói quen sinh hoạt chuẩn khoa học
Đầu tiên, phải đề cập đến chế độ sinh hoạt chuẩn khoa học, lành mạnh mà người bệnh nên áp dụng để chế ngự hiệu quả những cơn đau này. Cụ thể là dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, giải tỏa căng thẳng áp lực trong công việc và cuộc sống. Đồng thời, cũng nên tạo một thói quen uống nước từ 1,5l đến 2l đều đặn mỗi ngày.
Tiếp đến là chế độ dinh dưỡng nên ứng dụng cho những bệnh nhân mắc chứng đau vùng bụng dưới. Thứ nhất, cần phải hạn chế sử dụng những loại thực phẩm, thức ăn gây chướng bụng khó tiêu và nhiều chất béo. Thứ hai là ăn uống một cách chuẩn khoa học, lành mạnh bằng cách sử dụng nhiều rau xanh, củ quả nhằm mục đích nạp đủ lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Chia sẻ cách phòng ngừa đau bụng dướihiệu quả nhất
Để có thể phòng ngừa những cơn đau này bất ngờ ập đến với chúng ta một cách hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo một số gợi ý được chia sẻ ngay bên dưới đây.
- Hạn chế học tập và lao động quá sức.
- Luôn giữ một tinh thần rèn luyện thể chất tốt nhất.
- Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, giảm tải căng thẳng Stress đến từ nhiều khía cạnh khác nhau trong công việc lẫn cuộc sống hằng ngày.
- Kiểm soát hiệu quả nhất những bệnh lý có thể gây nên cơn đau này
Lời kết
Nhìn chung, đau bụng dưới vừa là một biểu hiện được đánh giá bình thường trong cơ thể của mỗi chúng ta. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có một cái nhìn bao quát nhất về tình trạng này nhé!