Phụ khoa
  • Bệnh phụ khoa
  • Dấu hiệu bệnh phụ khoa
  • Phòng tránh bệnh phụ khoa
  • Sức khỏe sinh sản
  • Blog
No Result
View All Result
  • Bệnh phụ khoa
  • Dấu hiệu bệnh phụ khoa
  • Phòng tránh bệnh phụ khoa
  • Sức khỏe sinh sản
  • Blog
Phụ khoa
No Result
View All Result
Home Bệnh phụ khoa

Hẹp bao quy đầu có phải bệnh nguy hiểm? Cách xử lý hiệu quả

admin by admin
22 Tháng mười một, 2022
in Bệnh phụ khoa
0
Hẹp bao quy đầu thường gặp ở trẻ nhỏ và nam giới trưởng thành

Hẹp bao quy đầu thường gặp ở trẻ nhỏ và nam giới trưởng thành

0
SHARES
23
VIEWS

Hiện tượng trẻ em hoặc nam giới trưởng thành bị hẹp bao quy đầu gặp khá phổ biến trong Y khoa. Khi còn nhỏ nếu không được can thiệp sớm tình trạng này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

Hẹp bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu là vùng da mỏng, đàn hồi bao quanh toàn bộ quy đầu của dương vật. Bao quy đầu có tác dụng bảo vệ quy đầu khỏi các tác động xấu bên ngoài như vi khuẩn, bụi bẩn hoặc ma sát khi mặc quần áo. Lớp da mỏng này còn giúp duy trì độ ẩm của quy đầu bằng cách tiết ra chất nhờn.

Trẻ dưới 5 tuổi bao quy đầu thường ôm chặt để bảo vệ dương vật nhưng sau đó nó sẽ dần tụt xuống và để lộ phần đầu dương vật. Nếu sau độ tuổi dậy thì bao quy đầu không tuột xuống được hoàn toàn có thể trẻ đang gặp tình trạng hẹp bao quy đầu cần được can thiệp bởi Y khoa.

Bao quy đầu bị hẹp hay còn được gọi là Phymosis, là hiện tượng vùng da quy đầu không thể tự tuột xuống được hoặc cần dùng đến sự hỗ trợ bên ngoài như dùng tay ngay cả khi dương vật cương cứng.

Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đây được coi là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng trên 5 tuổi và ở độ tuổi trưởng thành đây được xem là bệnh lý. Lúc này chỉ các cơ sở y tế chuyên khoa mới đủ khả năng can thiệp và xử lý.

Hẹp bao quy đầu thường gặp ở trẻ nhỏ và nam giới trưởng thành
Hẹp bao quy đầu thường gặp ở trẻ nhỏ và nam giới trưởng thành

Nguyên nhân hẹp bao quy đầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bao quy đầu bị hẹp và khó tuột. Có thể chia các thành 2 nhóm chính do sinh lý và do bệnh lý.

Bao quy đầu bị hẹp do sinh lý

90% các bé trai sau khi chào đời đến 5 tuổi đều bị hẹp bao quy đầu, đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường bố mẹ không cần quá lo lắng. Ở độ tuổi này trẻ chưa tự bảo vệ được bộ phận sinh dục của mình nên bao quy đầu sẽ ôm chặt và hỗ trợ thực hiện trọng trách này.

Trẻ lớn dần cùng với sự phát triển của cơ thể bao quy đầu có thể tự tụt dần xuống. Bao quy đầu hẹp do sinh lý bẩm sinh sẽ hết sau vài năm đầu đời của trẻ.

Bao quy đầu bị hẹp do bệnh lý

Hẹp bao quy đầu do bệnh lý thường hiếm gặp và chủ yếu gây ra do một trong 2 nguyên nhân sau:

  • Do sẹo xơ ở bao quy đầu. Sẹo xơ xuất hiện có thể do bẩm sinh, do viêm nhiễm hoặc do tác động mạnh như dùng tay kéo bao quá mạnh trong quá trình làm vệ sinh.
  • Do vệ sinh không đúng cách dẫn đến sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây viêm.

Một số bệnh lây qua đường tình dục cũng là nguyên nhận bao quy đầu bị hẹp, kém đàn hồi khó tuột xuống được. Phần lớn hẹp bao quy đầu bệnh lý do sẹo xơ gây ra.

Hẹp bao quy đầu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Hẹp bao quy đầu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Hẹp bao quy đầu có dấu hiệu như thế nào?

Bao quy đầu bị hẹp không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và có những can thiệp đúng cách. Để hiện tượng này không diễn biến nghiêm trọng và ít ảnh hưởng đến cuộc sống cần lưu ý đến một số dấu hiệu sau.

Bao quy đầu bị hẹp ở trẻ nhỏ

Ở giai đoạn này trẻ còn nhỏ chưa ý thức được nhiều về cơ thể, do đó sự quan tâm theo dõi của bố mẹ là vô cùng quan trong. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi gặp các triệu chứng sau với bộ phận sinh dục bố mẹ cần lưu tâm:

  • Bao quy đầu của con xuất hiện các triệu chứng như sưng phồng đỏ, đau, nóng, chảy dịch bất thường thậm chí chảy mủ.
  • Bao quy đầu hẹp thì trẻ ngại đi tiểu, đi tiểu khó khăn, phải rặn khi đi tiểu và nước tiểu có mùi nặng và đục trong thời gian dài.

Dấu hiệu bao quy đầu bị hẹp ở người lớn

Ở người lớn các dấu hiệu hẹp bao quy đầu sẽ dễ nhận biết hơn. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời chất lượng đời sống hằng ngày cũng như đời sống tình dục sẽ bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu thường thấy ở người lớn như:

  • Dương vật đau và khó khăn khi cương cứng. Lớp da bao quy đầu không tuột để lộ “cậu nhỏ” gây nên cảm giác đau đớn mỗi khi quan hệ.
  • Bao quy đầu sưng đỏ, bị viêm, chảy dịch viêm, tiết bựa sinh dục do nước tiểu bị đọng không thoát được hết ra ngoài và khó vệ sinh.
  • Đi tiểu khó, bộ phận sinh dục bị nóng rát khi đi tiểu, lượng nước tiểu ít mỗi lần đi tiểu phải rặn.
  • Bao quy đầu có thể xuất hiện mùi hôi tanh và mảng trắng bên trong

Các dấu hiệu bao quy đầu hẹp ở người lớn thường rõ ràng hơn nhưng phát triển nặng hơn ở trẻ nhỏ. Do vậy các trường hợp người trưởng thành bao quy đầu bị hẹp thường được xếp vào dạng bệnh lý.

Kiểm tra bao quy đầu khi có dấu hiệu lạ
Kiểm tra bao quy đầu khi có dấu hiệu lạ

Hậu quả của việc bao quy đầu bị hẹp

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng hết sức bình thường bất cứ nam giới nào cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên do tâm lý e dè, ngại ngùng khi nhắc đến các vấn đề nhạy cảm mà nhiều người không đi khám sớm dẫn đến nhiều biến chứng và hậu quả nguy hiểm. Đối với trẻ nhỏ bố mẹ cũng cần có những phán đoán chính xác để xử lý kịp thời.

Hậu quả khi bao quy đầu của trẻ bị hẹp không được xử lý

Hẹp phần bao quy đầu là vấn đề sinh lý thường gặp ở trẻ, tuy nhiên khi không được phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho con.

Gây ra các bệnh tiết niệu – viêm nhiễm

Bao quy đầu vốn để bảo vệ đầu bộ phận sinh dục khi con còn nhỏ. Nhưng khi nó bị hẹp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài tiết. Nước tiểu tồn đọng tích tụ lại kèm các bụi bẩn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

Khi tình trạng này diễn biến nghiêm trọng sẽ gây viêm thận, bể thận, viêm tuyến tiền liệt và viêm bàng quang…Nặng hơn sẽ tạo ra các vòng xơ viêm ở bao quy đầu gây đau nhức và khó chịu ở trẻ.

Quy đầu bị nghẹt và ung thư dương vật

Khi phần da mỏng bao quanh quy đầu không lột xuống được sẽ làm nó bị nghẹt, quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Quy đầu bị nghẹt trong thời gian dài có thể dẫn đến hoại tử.

Khi bao quy đầu và quy đầu rơi vào tình trạng viêm nhiễm mãn tính tác động đến các tế bào ở quanh bộ phận sinh dục làm cho chúng bị biến đổi. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dương vật. Điều này đồng nghĩa trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy cơ bị ung thư dương vật cao hơn so với trẻ bình thường.

Hậu quả bao quy đầu bị hẹp ở người lớn

Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn nếu bao quy đầu bị hẹp không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.

Dương vật kém phát triển

Thông thường khi dương vật không thể ‘thoát” ra khỏi bao quy đầu gần như khó có thể phát triển bình thường được. “Cậu nhỏ” sẽ gặp vấn đề cả về hình dáng và kích thước, có thể bị ngắn hoặc cong vẹo. Từ đó nam giới sẽ cảm thấy mất tự tin, xấu hổ.

Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng

Xuất tinh sớm, đau rát khi quan hệ, liệt dương, yếu sinh lý…là những vấn đề người trưởng thành có thể gặp phải khi bao quy đầu bị hẹp.

Bao quy đầu bị hẹp sẽ gây ra rối loạn các chức năng sinh lý do dương vật lúc này trở nên nhạy cảm hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục.

Viêm nhiễm và đau rát khi đi tiểu

Cũng giống như trẻ nhỏ, khi bị hẹp bao quy đầu sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình vệ sinh. Cặn bẩn, tế bào chết hay các bã nhầy khi không được loại bỏ triệt để sẽ là môi trường cho vi khuẩn viêm nhiễm sinh sôi và phát triển. Gián tiếp gây ra nhiều bệnh như ung thư dương vật hay vô sinh.

Bao quy đầu không kéo xuống được cũng khiến nam giới cảm thấy đau rát và gặp khó khăn khi đi tiểu. Nếu nhịn tiểu quá lâu hoặc nước tiểu không được bài tiết hết sẽ dẫn gây tác động xấu đến hệ bài tiết.

Bao quy đầu bị hẹp cần có hướng điều trị sớm
Bao quy đầu bị hẹp cần có hướng điều trị sớm

Điều trị bao quy đầu hẹp cụ thể có cách nào? 

Giống như tất cả các loại bệnh khác hiện nay có bệnh phải chữa bệnh và hẹp bao quy đầu cũng vậy cũng vậy, phát hiện càng sớm càng dễ điều trị và nhanh lành. Hướng điều bao quy đầu bị hẹp ở người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau.

Xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ

Đối với trẻ nhỏ các bác sĩ luôn ưu tiên các phương pháp bảo tồn để ít gây đau cho trẻ. Bố mẹ có thể hỗ trợ con kéo bao quy đầu hoặc dùng thuốc bôi, trong trường hợp cả 2 phương pháp này đều không hiệu quả mới tiến hành phẫu thuật hoặc tiểu phẫu.

Kéo da quy đầu cho bé

Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn khi thực hiện cho trẻ. Bố mẹ có thể thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi ngày trong vòng 1-2 tháng để theo dõi hiệu quả.

Để có thể tiến hành bố hoặc mẹ có thể dùng dầu dưỡng dành cho trẻ hay các chất dưỡng thể an toàn với con để bôi trơn. Sau đó kéo da quy đầu của con thật nhẹ nhàng về phía trước rồi về phía sau. Ở mỗi vị trí mẹ nên giữ nguyên 1 đến 2 phút.

Mẹ có thể thực hiện động tác này trong lúc tắm cho bé, con sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng thuốc bôi

Với phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu này mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho con. Về cơ bản cách thực hiện giống như biện pháp kéo da quy đầu. Nhưng thay vì dùng dưỡng thể để bôi trơn mẹ sẽ dùng thuốc bôi Diprosone (hay thuốc mỡ etamethasone 0.05%).

Mẹ bôi thuốc cả bên trong và bên ngoài bao quy đầu. Cả 2 biện pháp trên mẹ thực hiện 1-2 tháng nếu không hiệu quả bén sẽ phải là tiểu phẫu hoặc phẫu thuật.

Cắt bao quy đầu

Biện pháp này thường áp dụng cho trẻ đã lớn, thanh thiếu niên. Quá trình cắt, mở rộng bao quy đầu thường mất thời gian hơn nong bao quy đầu và phải dùng thuốc gây tê.

Sau phẫu thuật dương vật có thể bị sưng đau, nhưng chỉ cần vệ sinh cẩn thận theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ nhanh chóng hồi phục.

Xử lý hẹp bao quy đầu ở người lớn

Ở người lớn hẹp bao quy đầu không thể xử lý tại nhà bằng phương pháp kéo da quy đầu hay dùng thuốc bôi như trẻ nhỏ. Ở độ tuổi trưởng thành thông thường sẽ phải can thiệp y tế bằng phương pháp nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Ngày nay các nhờ sự hỗ trợ của Y học hiện đại, các phương pháp này đều thực hiện rất nhanh, ít gây đau đớn và tỷ lệ thành công 100%. Do đó khi gặp phải trường hợp bao quy đầu bị hẹp nên điều trị sớm để không bị ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Phẫu thuật cắt bao quy đầu
Phẫu thuật cắt bao quy đầu

Câu hỏi thường gặp về vấn đề hẹp bao quy đầu

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề hẹp bao quy đầu. Đây được xem là vấn đề khá nhạy cảm nên rất khó để cởi mở chia sẻ với người xung quanh. Do đó bài viết này sẽ giải đáp một số thắc mắc của mọi người về vấn đề này.

Bao quy đầu bị hẹp sinh con được không?

Thông thường, ở mức độ nhẹ nam giới vẫn có thể quan hệ bình thường, xuất tinh và có con nhưng trường hợp này khá hiếm. Tốt nhất nên điều trị sớm để đời sống tình dục cũng như sức khỏe sinh sản được đảm bảo.

Phẫu thuật cắt bao quy đầu có đau không?

Với kỹ thuật và công nghệ như hiện nay chỉ mất chừng chưa đến 30 phút là có thể hoàn thành ca phẫu thuật cắt bao quy đầu. Quá trình này diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng và không đau. Trong thời gian hậu phẫu khi hết thuốc gây tê nam giới có thể cảm thấy hơi ngứa và đau tuy nhiên tình trạng này không kéo dài lâu khi vết thương lành.

Cắt bao quy đầu lành sau mấy ngày?

Mất khoảng một tuần đến 10 ngày để vết thương khô và bình phục hoàn toàn. Trong thời gian này bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn và sử dụng thuốc của bác sĩ. Tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian bình phục sẽ nhanh hoặc chậm hơn mức trung bình.

Kết luận 

Nhìn chung, hẹp bao quy đầu không phải bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật ở người lớn. Quan trọng nhất cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể mỗi ngày để phát hiện và có hướng điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm không đáng có.

admin

admin

Next Post
Rối loạn về cương dương và một vài điều cần biết

Rối loạn cương dương là tình trạng bệnh tình như thế nào?

Nước hoa nam Paco Rabanne Invictus
Blog

Top 5 nước hoa nam bán chạy nhất tại nhathuoc247.com

by admin
20 Tháng 10, 2024
0

Trong thế giới thời trang và phong cách sống, nước hoa không chỉ đơn thuần là một sản phẩm làm...

Read more
Các loại gel vuốt tóc cho nam tại nhathuoc247.com

Mua gel vuốt tóc cho nam chính hãng tại nhathuoc247.com

20 Tháng 10, 2024
Sử dụng chung kim tiêm và dụng cụ tiêm chích ma túy

Các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh bệnh

9 Tháng 3, 2023
Suy giảm miễn dịch

Các Lưu ý Khi Phát Hiện Bệnh – Tìm Hiểu Thêm Về Bệnh HIV

9 Tháng 3, 2023
Thực hiện các xét nghiệm định kỳ

Cách để bảo vệ bạn và người thân phòng tránh bệnh HIV

9 Tháng 3, 2023
footer

Phụ khoa 365 là nơi tổng hợp những kiến thức, những dấu hiệu ban đầu,

cách phùng tránh các chứng bệnh phụ khoa thường hay gặp đối với các chị em phụ nữ.

2022 Copyright of https://phukhoa365.net/ DMCA.com Protection Status
  • Bệnh phụ khoa
  • Dấu hiệu bệnh phụ khoa
  • Phòng tránh bệnh phụ khoa
  • Sức khỏe sinh sản
  • Blog