Kinh nguyệt không đều là hiện tượng thường xảy ra với các chị em phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân diễn đến tình trạng này, có thể do rối loạn nội tiết tố, hoặc là dấu hiệu một căn bệnh phụ khoa nào đó. Vậy kinh không đều có những biểu hiện gì? Làm sao để khắc phục?
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì. Hiện tượng kinh nguyệt diễn ra theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng thường bắt đầu từ năm 13-16 tuổi và mãn kinh vào năm 45-46 tuổi.
Kinh nguyệt bình thường diễn ra theo một chu kỳ cụ thể, thường kéo dài từ 28-32 ngày được tính từ ngày đầu tiên ra máu âm đạo cho đến ngày kinh đầu tiên trong chu kỳ tiếp theo. Ngày hành kinh được tính theo số ngày chảy máu thường từ 3-7 ngày, tổng lượng máu kinh là 50-80ml.
Tuy nhiên có một số người có chu kỳ kinh không đều. Chu kỳ kinh nguyệt không đều là số ngày chảy máu không diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Chu kỳ kinh có thể dài hoặc ngắn hơn, ngày hành kinh có thể đến sớm hơn hoặc trễ hơn, màu sắc và lượng máu cũng thay đổi. Người có chu kỳ kinh không đều thường có những cơn đau bụng khi đến kì.
Biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt rối loạn có gì?
- Kinh thưa: là tình trạng kinh nguyệt diễn ra thất thường và không theo chu kỳ. Thời gian cho một chu kỳ kinh nguyệt thưa có thể lên đến 35 ngày hoặc thậm chí 2-3 tháng
- Rong kinh: Là hiện tượng máu kinh chảy ra nhiều hơn và kéo dài lâu hơn trong kỳ kinh
- Vô kinh: Hiện tượng không có kinh nguyệt trong một thời gian dài, cỡ 3-6 tháng hoặc lâu hơn. Đây là một dấu hiệu cần lưu ý vì có thể biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm.
- Trễ kinh là biểu hiện của kinh nguyệt không đều: Trễ kinh 3-4 ngày là hiện tượng bình thường tuy nhiên nếu kéo dài lâu hơn mà trước đó có quan hệ thì có thể là dấu hiệu thông báo bạn đang có em bé.
Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều
Có nhiều nguyên nhân dễ đến kinh nguyệt không đều thường là do rối loạn nội tiết tố nữ tuy nhiên đôi khi do một vài nguyên nhân khách quan khác như:
Do nội tiết tố
Estrogen và Progesterone là hai nội tiết tố tố có vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động kinh nguyệt ở nữ. Do đó nếu hàm lượng 2 hoocmon này không đều sẽ gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Do mang thai
Khi mang thai, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Điều đó dẫn đến việc phụ nữ mang thai bị mất kinh trong suốt thời gian mang thai
Do tuổi dậy thì
Các bé gái đang trong độ tuổi dậy thì thường dễ bị rối loạn kinh nguyệt. Do thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, lượng hormone sinh dục chưa ổn định gây rối loạn kinh nguyệt
Do cho con bú
Phụ nữ sau sinh thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều do hoocmon Prolactin chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ sẽ cản trở quá trình rụng trứng. Thường phụ nữ cho con bú sẽ bị chậm kinh trong 6 tháng sau sinh, có khi lâu hơn. Một số chỉ xuất hiện sau khi ngừng cho con bú.
Do tác dụng phụ của thuốc – stress
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chữa tuyến giáp, chống đông máu có tác dụng phụ không chỉ làm rối loạn kinh nguyệt mà còn tạo ra nhiều cơn đau bụng dữ dội. Khi căng thẳng, lo lắng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoocmon căng thẳng Cortisol. Loại hoocmon này gây nhiều bất lợi cho quá trình sản xuất Estrogen và Progesterone khiến chu kỳ kinh không đều.
Do tiền mãn kinh
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chức năng buồng trứng bắt đầu suy giảm, lượng hoocmon sinh dục nữ Estrogen và Progesterone ít hơn. Điều này sẽ gây kinh nguyệt không đều và sau đó dần dần không còn hành kinh.
Thừa cân, sụt cân hoặc ăn thiếu chất dinh dưỡng
Sự thay đổi cân nặng nhanh chóng, thất thường cũng ảnh hưởng đến nồng độ hoocmon sinh dục nữ, tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất hoocmon Estrogen gây kinh nguyệt không đều
Do sử dụng chất kích thích
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích không chỉ tổn hại đến sức khỏe. Điều này sẽ khiến tăng nguy cơ chuột rút, ức chế thần kinh mà còn dẫn đến hiện tượng mất kinh trong thời gian dài.
Tập thể dục quá sức hoặc bệnh phụ khoa
Tập thể dục quá sức cũng làm cho các hoạt động thông thường của cơ thể bị gián đoạn, làm kinh diễn ra không đều. Một trong những dấu hiệu tiêu biểu nhất của bệnh phụ khoa là chu kỳ kinh kinh không đều. Những bệnh phụ khoa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ để lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đồng thời tiềm ẩn nguy cơ vô sinh.
Tác hại tiềm ẩn của kinh nguyệt không đều
Nếu thấy mình có biểu hiện kinh nguyệt không đều nhưng bạn không chữa trị sớm sẽ gây ra những biến chứng và hậu quả khôn lường. Những tác hại của rối loạn kinh nguyệt như:
- Tăng nguy cơ vô sinh: Chu kỳ kinh không đều là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường trong việc rụng trứng. Trứng rụng không đều sẽ khiến chị em khó mang thai hơn. Ngoài ra, việc kinh không đều khiến phụ nữ khó khăn trong việc dự tính ngày rụng trứng để tăng xác suất mang thai. Đặc biệt nếu rối loạn kinh do bị bệnh phụ khoa sẽ giảm chất lượng trứng, tinh trùng khó gặp trứng để thụ thai.
- Mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm: Rối loạn kinh nguyệt có thể biểu hiện các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,.. Các bệnh này nếu không được chữa trị sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Dẫn đến thiếu máu: Nếu máu kinh ra quá nhiều, cuối chu kỳ xuất hiện rong kinh thì sẽ khiến cơ thể thiếu máu nặng. Nếu không được chữa trị kịp thời, thiếu máu sẽ gây chóng mặt, ngất xỉu, ảnh hưởng đến tính mạng.
- Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng: Khi rối loạn kinh nguyệt có thể phải kiêng chuyện chăn gối. Nếu cố gắng quan hệ trong ngày kinh sẽ gây viêm nhiễm âm đạo, đau rát âm đạo, đau bụng dưới.
- Giảm nhan sắc: Kinh nguyệt không đều khiến nội tiết tố nữ bị thay đổi thất thường kéo theo nhan sắc bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, da xanh, thiếu sức sống
- Khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng dễ cáu gắt, khó chịu
Điều trị kinh nguyệt không đều
Khi thấy kinh không đều, bạn có thể điều trị theo chuẩn đoán của bác sỹ hoặc điều hòa kinh nguyệt theo các cách sau
Tập Yoga
Một nghiên cứu khoa học năm 2013 đã chỉ ra tập Yoga giúp điều hòa kinh nguyệt đều hơn bằng cách giảm nồng độ hoocmon gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, Yoga còn giúp giảm đau bụng kinh và các cảm xúc tiêu cực khi đến kinh nguyệt.
Bạn nên đến các trung tâm dạy Yoga để học các động tác đúng cách nhất. Khi học được một số động tác cơ bản, bạn có thể tự tập Yoga tại nhà bằng cách xem Video hướng dẫn. Tập Yoga 35-40 phút mỗi ngày, 5 lần/tuần để cân bằng hoocmon và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt bình thường cũng như giảm các cơn đau bụng kinh.
Tập thể dục để phòng ngừa kinh nguyệt không đều
Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn được khuyến nghị là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này là một trong những nguyên nhân gây tình trạng kinh nguyệt không đều.
Uống trà gừng
Nếu bị rong kinh, chảy máu kinh nhiều, thì trà gừng sẽ hỗ trợ cầm máu. Ngoài ra trà gừng còn giúp giảm các cơn đau bụng kinh. Uống trà gừng nóng sẽ giúp cơ thể ổn định và máu trong cơ thể lưu thông dễ dàng, cải thiện rối loạn kinh.
Ăn dứa
Dứa là một phương pháp tự nhiên chữa trị hiện tượng kinh nguyệt không đều ở nữ giới. Trong dứa có Bromelain là một loại Enzym giúp làm mềm niêm mạc tử cung, giúp điều hòa kinh nguyệt. Hơn nữa Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau hỗ trợ giảm các cơn đau bụng kinh.
Duy trì cân nặng phù hợp
Nếu cân nặng giảm quá mức sẽ khiến kinh nguyệt bị rối loạn, còn cân nặng quá thừa sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Những người có cân nặng không đều dễ bị chảy máu nhiều và đau hơn so với những người phụ nữ có cân nặng ổn định. Lý do là sự tác động của các tế bào mỡ với hoocmon và Insulin. Khi nghi ngờ cân nặng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên đi đến gặp bác sĩ để có hướng dẫn đúng nhất.
Gặp bác sĩ
Nếu hiện tượng rối loạn kinh diễn ra quá lâu và có nhiều cơn đau dữ dội, bạn nên đi khám bác sỹ. Qua quá trình khám, siêu âm các bác sĩ sẽ tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh và có có những biện pháp chữa trị đúng nhất:
- Nếu kinh nguyệt không đều do nội tiết tố, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều hòa kinh nguyệt
- Nếu do các bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị từng loại bệnh. Khi các bệnh viêm nhiễm được chữa trị dứt điểm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ tự động trở lại bình thường.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi chu kỳ kinh không đều
Nếu ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp điều hòa cơ thể, nâng cao sức khỏe, từ đó giúp kinh nguyệt trở nên đều hơn.
Chế độ ăn uống
- Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu Vitamin B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, phomai vào các bữa ăn thường ngày
- Nên uống nhiều nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
- Nên ăn nhiều loại rau, củ, quả đặc biệt là những loại quả có màu đỏ đậm như cà chua, cà rốt và các loại thực phẩm giàu Kali như rau xanh, trái cây khô, ngũ cốc,…
- Hạn chế lượng Natri và Protein từ thịt
- Bổ sung thêm các khoáng chất: Magnesium, Calcium, dầu cá,..
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, cay và thực phẩm đóng hộp
- Không uống các loại nước có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,..
- Tránh những sản phẩm giàu đường như: đường, bánh kẹo, các loại bánh,,…
- Không nên uống cà phê, trà, ăn các loại gia vị
Chế độ sinh hoạt với người kinh nguyệt không đều
- Giữ cơ thể, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quần áo khô ráo, vệ sinh
- Không để nhiệt độ cơ thể quá nóng hay quá lạnh, vì có thể ảnh hưởng đến ngày rụng trứng và rối loạn kinh
- Không tự ý dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt
- Tuyệt đối không quan hệ khi đang trong kỳ kinh, hoặc vệ sinh sâu, mạnh gây tổn thương tử cung
- Hạn chế ăn các thực phẩm làm chậm lưu thông máu
Kết luận
Kinh nguyệt không đều nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Do đó các chị em nên để ý kỹ sức khỏe của mình đặc biệt là kinh nguyệt để phát hiện và điều trị kịp thời phòng hờ dẫn đến tình trạng nguy hiểm.