Màu sắc của nước tiểu có vai trò không nhỏ trong việc đánh giá sức khỏe tổng quan của mỗi người. Sự thay đổi về màu sắc diễn ra trong thời gian ngắn sẽ không đáng lo nhưng đôi khi, nó chính là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý nào đó. Vậy nước tiểu màu vàng có đáng lo ngại không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bình thường nước tiểu có màu gì?
Nước tiểu là chất thải được thận bài tiết qua đường niệu đạo ra ngoài cơ thể. Màu sắc nước tiểu do sắc tố urochrome (urobilin), nằm trong gan quyết định, chúng có màu trắng trong đến vàng nhạt và hổ phách đậm. Bình thường, nước tiểu có màu trong suốt hoặc vàng nhạt, không có máu, không có hạt.
Khi lượng nước nạp vào cơ thể càng nhiều thì sắc tố của nước tiểu có màu nhạt đi. Những chất thải không cần thiết được cơ thể loại bỏ qua đường nước tiểu nên màu sắc của chúng nếu không có màu vàng sáng thì có thể đó là dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Khi nào nước tiểu màu vàng và có mùi liên quan đến bệnh lý?
Không phải lúc nào nước tiểu màu vàng cũng là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý nào đó. Màu sắc nước tiểu phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và từ các nguyên nhân đó mới đánh giá, quyết định được sự thay đổi màu sắc của nước tiểu có hại cho cơ thể hay không.
Nước tiểu màu vàng do nguyên nhân nào gây ra?
Có rất nhiều yếu tố làm cho màu sắc của nước tiểu thay đổi khác nhau. Một số nguyên nhân bạn nên loại bỏ trước khi nghi ngờ nước tiểu màu vàng có liên quan đến bệnh lý:
Mất nước, thiếu nước
Đây là việc lượng nước và chất lỏng thoát ra ngoài cơ thể nhiều hơn cho với lượng nước nạp vào cơ thể. Uống nước quá ít sẽ khiến cho nước tiểu bị cô đặc, có màu vàng. Lượng nước thiếu hụt trong cơ thể càng lớn thì nước tiểu càng chuyển sang màu vàng đậm. Với trường hợp này, bạn chỉ cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể là được.
Do thuốc
Một số loại thuốc và vitamin khi sử dụng sẽ làm nước tiểu thay đổi về màu sắc và mùi. Dư thừa vitamin B nhất là vitamin B2, B12 sẽ làm nước tiểu màu vàng tươi. Một số thuốc an thần có thể làm nước tiểu chuyển sang màu đỏ. Thuốc giảm đau làm nước tiểu có màu cam hay thuốc tăng huyết áp làm nước tiểu có màu đen, …Những trường hợp này gần như không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe nên bạn không cần lo lắng.
Thực phẩm
Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu chất đạm, gia vị có mùi nồng như tỏi, gừng sẽ làm nước tiểu có mùi khó chịu và vàng đậm. Việc này bạn cũng không cần phải quan tâm.
Quá trình mang thai
Mang thai cũng sẽ làm màu sắc nước tiểu của thai phụ có màu vàng nhưng hầu hết chúng không phản ánh được bất thường về sức khỏe nhưng cũng cần theo dõi kỹ lưỡng sự thay đổi màu sắc nước tiểu để xét nghiệm kịp thời.
Nước tiểu màu vàng bởi các yếu tố trên thì không có gì đáng lo ngại, còn nếu không xuất phát từ những nguyên nhân này thì có thể do một bệnh lý nào đó gây ra, bạn cần cân nhắc.
Nếu không phải do các nguyên nhân trên, thì nước tiểu màu vàng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vi khuẩn, nấm ký sinh trong đường tiết niệu sẽ khiến cho nước tiểu có mùi. Do đó, nước tiểu có mùi và màu vàng bất thường có khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu buốt, đau tức bụng dưới, … Vi khuẩn càng nhiều thì hiện tượng viêm của bệnh càng biểu hiện rõ ràng và bạn cần đi khám kịp thời.
Bệnh lý liên quan tới nước tiểu màu vàng
Nước tiểu màu vàng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý dưới đây, bạn tham khảo thêm nhé:
Viêm đường tiết niệu
Khi gặp các vấn đề về đường tiết niệu như viêm nhiễm, tổn thương đường tiết niệu… sẽ làm cho nước tiểu có màu hơn. Nhiều trường hợp còn khiến nước tiểu đục do dịch mủ hoặc có lẫn máu trong nước tiểu và hay xảy ra ở nữ giới hơn.
Bệnh vàng da tan máu
Các bệnh như sốt rét, nhiễm độc, nhiễm cầu khuẩn, … khiến số lượng hồng cầu bị phá hủy tăng bất thường, làm giải phóng 1 lượng lớn Bilirubin và gia tăng nồng độ Bilirubin trong máu. Lúc đó, thận hoạt động để thải bớt lượng Bilirubin đó ra ngoài khiến cho nước tiểu sẫm màu.
Bệnh thiếu máu
Thiếu máu cũng sẽ làm cho số lượng hồng cầu bị phá hủy lớn, có thể khiến nước tiểu màu vàng đậm, thậm chí màu đỏ, lẫn máu. Đây là tình trạng nghiêm trọng, cần được chữa trị kịp thời.
Các bệnh lý gan mật
Các bệnh lý về gan sẽ làm suy giảm chức năng gan bao gồm: Viêm gan virus, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, xơ gan,… gây nên tình trạng nước tiểu có màu vàng đậm. Nguyên nhân do việc suy giảm chuyển hóa Bilirubin tại gan khiến nồng độ chất này trong máu tăng cao.
Hội chứng Porphyria
Đây là dạng rối loạn di truyền hiếm gặp, liên quan đến khiếm khuyết trong tổng hợp Hemoglobin hình thành hồng cầu. Ngoài nước tiểu đậm màu, bạn còn có thể gặp các triệu chứng đi kèm như đau bụng, tổn thương ở thần kinh, dễ bị kích ứng bởi ánh sáng, động kinh.
Các bệnh lý ung thư
Một vài trường hợp nghiêm trọng, nước tiểu đậm màu là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư bao gồm: ung thư thận, bàng quang, tuyến tụy, tuyến tiền liệt.
Nước tiểu màu vàng có thể liên quan tới rất nhiều bệnh lý nên bạn cần chú ý để có những phát hiện kịp thời.
Nguy cơ gặp phải tình trạng nước tiểu vàng
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể rơi vào tình trạng mất nước, nhưng một số người có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn bình thường bao gồm:
- Những người lớn tuổi: Tình trạng mất nước ở người lớn tuổi rất phổ biến. Đôi khi là do họ uống ít nước để không phải đứng dậy đi vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra cũng có thể do những thay đổi trong não bộ, không phải lúc nào cơn khát cũng xảy ra.
- Các vận động viên: Họ là những người có tần suất hoạt động cao nhất là trong các môn sức bền như ba môn phối hợp, marathon và các giải đua xe đạp,… khiến cho khả năng mất nước rất cao.
- Những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, xơ nang, bệnh thận, rối loạn tuyến thượng thận, nghiện rượu.
- Trẻ sơ sinh, trẻ em: Hay bị mất nước do đường tiêu hóa kém, hay bị tiêu chảy và nôn mửa.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị nước tiểu vàng
Khi có nghi ngờ nước tiểu màu vàng có liên quan tới bệnh lý, bạn cần đi thăm khám và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán
Các câu hỏi sẽ gặp
Các bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi liên quan tới nước tiểu như:
– Màu sắc bất thường của nước tiểu xuất hiện được bao lâu rồi?
– Bạn nhận thấy mùi bất thường, khó chịu nào không?
– Bạn có thấy cục máu đông nào trong nước tiểu?
– Đi tiểu tiện có đau hay có dấu hiệu nào khác thường không?
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng hoặc có sử dụng gần đầy. Bạn cần ghi nhớ để điền thông tin đầy đủ về tên các loại thuốc một cách chuẩn xác để có được những chẩn đoán đúng.
Các xét nghiệm, siêu âm
Phụ thuộc vào màu sắc của nước tiểu cùng các triệu chứng khác, bạn có thể phải làm một vài xét nghiệm cần thiết như:
– Xét nghiệm nước tiểu: Điều này sẽ giúp các bác sĩ có thể tìm ra các dấu hiệu nhiễm trùng, các bất thường khác.
– Xét nghiệm máu: Việc này sẽ giúp họ tìm hiểu xem thận và gan của bạn có đang hoạt động tốt hay không.
– Siêu âm đường tiết niệu, bàng quang và thận.
– Chụp CT vùng bụng và vùng chậu: Việc này sẽ được thực hiện nếu nghi ngờ có sỏi trong đường tiết niệu. Các hình ảnh khi chụp CT giúp các bác sĩ kiểm tra các bất thường trong đường tiết niệu của bạn.
Phương pháp điều trị
Nguyên nhân gây ra nước tiểu màu vàng bất thường sẽ là tác nhân chính quyết định tới quá trình điều trị. Một vài phương pháp bác sĩ có thể dùng trong việc điều trị:
- Dùng thuốc: Dựa vào nguyên nhân và tình trạng, người bệnh sẽ sử dụng thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng khác nhau. Nếu xác định được vi khuẩn gây bệnh thì việc sử dụng kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả cao.
- Phương pháp Oxygen: Nếu do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra thì phương pháp này sẽ được sử dụng để tiêu diệt các vi khuẩn, cân bằng môi trường bên trong cơ thể.
- Vật lý trị liệu: Chiếu sóng ngắn, đèn hồng quang, sóng viba,… giúp tăng tuần hoàn máu từ đó, quá trình và điều trị, phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn.
- Phương pháp ALA-PDT: Phương pháp này sẽ giúp xác định vị trí của bệnh sùi mào gà, virus gây bệnh mà không làm ảnh hưởng tới các vùng lân cận.
Chế độ sinh hoạt hợp lý ngăn ngừa bệnh
Để cải thiện tình trạng, bạn có thể áp dụng chế độ sinh hoạt hợp lý cũng như các phương pháp phòng chống sau:
- Tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự lo âu, căng thẳng.
- Trong quá trình điều trị có bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ.
- Thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, chuyển biến của bệnh .đồng thời các bác sĩ cũng điều chỉnh hướng điều trị cho phù hợp trong thời gian tiếp theo.
- Tâm lý lạc quan: Trong quá trình điều trị, bạn hãy cố gắng giữ cho tâm lý được ổn định, thoải mái nhất có thể.
- Chế độ ăn uống đầy đủ khoáng chất, vitamin dinh dưỡng cho cơ thể mà không quá dư thừa.
- Uống đủ lượng nước cần thiết cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.
Kết luận
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu hơn về hiện tượng nước tiểu màu vàng. Không phải lúc nào tình trạng trên cũng xấu vì vậy bạn cần theo dõi kỹ để có được những đánh giá tổng quan và đưa ra các quyết định thăm khám cần thiết nhé.