Thoát vị bẹn – một loại bệnh thường gặp trong cuộc sống. Nó không thể tự chữa lành mà phải có sự can thiệp từ bác sĩ. Vậy bạn đã biết rõ về nó chưa? Chúng ta nên làm gì khi mắc phải nó? Hãy cùng bài viết dưới đây khám phá thêm về căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Bệnh thoát vị bẹn là gì?
Trên cơ thể thì vùng bẹn bao gồm những lỗ tự nhiên. Nó xuất hiện từ lúc là bào thai một số cấu trúc giải phẫu đi qua khu vực này để đi xuống dưới. Ví dụ như tinh hoàn sẽ từ trong ổ phúc mạc và chạy xuống bìu.
Khi lỗ này giãn rộng thì một phần tạng như ruột, mạc có chức năng nối vùng bẹn chui qua lỗ. Hiện tượng này được gọi là thoát vị thẹn. Bệnh thoát vị ở bẹn này có những biểu hiện sưng phồng khi gắng sức hoặc đứng lên.
Như vậy, có thể nói là thoát vị bẹn chỉ về tình trạng nội tạng ở trong bụng không còn nằm ở vị trí vốn có mà nó chui ra khỏi một điểm yếu ở vùng bẹn. Hiện tượng này cũng có thể gây nên một vài biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mang của con người.
Đối tượng mắc thoát vị bẹn
Như vậy thoát vị ở bẹn chính là một phần nội tạng trong vùng ổ bụng bị chui ra khỏi vị trí vốn có tạo thành một túi thoát vị. Hiện tượng này có thể bất kỳ độ tuổi này, bất kỳ ai. Tuy nhiên, so với nữ thì nam giới bị mắc nhiều hơn. Chúng ta còn có thể thấy hiện tượng này ở những đứa trẻ. Trong đó những người có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhiều hơn đó là:
- Người bị các căn bệnh như táo bón, ho kéo dài, họ mãn tính bởi những căn bệnh này sẽ rất thường xuyên tạo ra áp lực lớn tại ổ bụng. Điều đó sẽ khiến cho các cơ thành bị bị yếu hơn.
- Người đang mắc một số căn bệnh như tràn dịch tinh mạc và u nang thừng tinh
- Trong gia đình có người bị thoát vị ở bẹn.
- Những người đã già và cao tuổi sẽ có cơ thành ổ bụng bị yếu.
- Chị em phụ nữ đang mang thai, người bị thừa cân sẽ tạo áp lực lớn lên phần ổ bụng.
- Phần bẹn của nam giới có cấu tạo dây thừng chạy qua nên phần bụng này cũng yếu hơn so với nữ giới. Do đó, hiện tượng thoát vị ở bẹn cũng thường gặp ở nam hơn so với nữ
Nguyên nhân bị thoát vị ở bẹn
Để nhanh chóng khắc phục và điều trị được căn bệnh thoát vị bẹn thì chúng ta phải hiểu rõ được vì sao lại bị căn bệnh này. Thông thường, nó có thể do bẩm sinh hoặc do thành cơ bụng suy yếu mà mắc phải.
Do bị bẩm sinh
Nhiều người bị thoát vị bẹn do bẩm sinh. Điều này bắt nguồn từ ống phúc tinh mạc. Ống này sẽ tạo nên một túi vị gián tiếp và khiến nguy cơ bị thoát vị ở bẹn rất cao. Ngoài ra, một số chứng bệnh như tràn dịch tinh mạc, u nang thừng tinh cũng sẽ khiến cho bẹn bị thoát vị.
Do bị mắc phải
Bên cạnh bị bẩm sinh thì sự suy yếu thành bụng ở những người cao tuổi sẽ gây nên căn bệnh thoát vị trực tiếp. Ngoài ra, những căn bệnh khiến cho mô bị mất collagen như béo phì, suy dinh dưỡng, bị thương ở vùng bẹn hoặc lao động quá mức cũng khiến cho thành bẹn bị yếu và gây ra hiện tượng thoát vị.
Bên cạnh đó, ổ bụng bị tăng áp lực liên tục hoặc kéo dài trong một thời gian dài cũng sẽ khiến thoát vị bẹn. Những căn bệnh sau đây sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng này.
- Người bị u đại tràng trong nhiều năm hoặc người mắc phải bệnh táo bón trong thời gian dài.
- Khó đi tiểu tiện do bị bướu lành ở tuyến tiền liệt hoặc bị hẹp niệu đạo
- Những ai hay bị bệnh ho mãn tính, kéo dài không khỏi.
- Các bà mẹ đang mang thai hoặc đang có khối u trong bụng. Việc này khiến cho thành bụng bị suy yếu.
- Trước đó đã từng bị thoát vị ở bẹn và giờ mắc lại.
Thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Thoát vị ở bẹn cũng là một bệnh lý khá nguy hiểm. Trong trường hợp bạn không thể chữa trị kịp thời thì có thể gây nên hiện tượng biến chứng, thoát vị bẹn nghẹt. Nó sẽ khiến cho người bệnh bị hoại tử các nội tạng, hoại tử ruột, mạc treo ruột. Những biến chứng này có thể dẫn đến nguy cơ thủ vong.
Nếu lúc đầu bạn chỉ mất từ 30 đến 45 phút để phẫu thuật nhanh chóng đơn giản. Còn bây giờ khi đã nghiêm trọng hơn thì bạn phải mổ cấp cứu, cắt đoạn ruột đã hoại tử và phải nối những đoạn ruột còn lành với nhau. Nếu xử lý không kịp thời thì có thể mất mạng.
Ngoài ra, thoát vị ở bên còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tinh hoàn bị xoắn, tinh hoàn bị teo, bó mạch thừng tinh bị nghẹt. Những điều này cũng dẫn đến hiện tượng thoát vị kẹt. Do đó tạng thoát vị chui xong nhưng lại không đẩy lên được do tạng trong túi dính vào nhau hoặc bị dính vào túi thoát vị.
Khi bị thoát vị kẹt thì người bệnh sẽ thường cảm thấy vướng dài và rất dễ bị chấn thương. Khi khối thoát vị lên xuống thường xuyên thì có thể gây nên chất lượng và khiến các tạng bên trong bị vỡ.
Phương pháp chẩn đoán bệnh và điều trị
Để đảm bảo an toàn thì chúng ta cần phải đi thăm khám tại bệnh viện nếu nghi ngờ bị thoát vị bẹn. Lúc này cần phải chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời để tránh gặp phải những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
Chẩn đoán
Để xác định bệnh và chẩn đoán thoát vị ở bên thì chúng ta cần phải khám trực tiếp. Bác sĩ sẽ nhìn hoặc sờ vào khối phòng ở bẹn. Nó sẽ bị to lên khi ho và xẹp xuống khi nghỉ ngơi. Trong trường hợp khối thoát vị nhỏ mới phải sử dụng những kỹ thuật trong công nghệ y học để kiểm tra. Một số kỹ thuật để xác định khối thoát vị bao gồm:
Siêu âm để biết thoát vị bẹn
Phương pháp này sẽ giúp cho bác sĩ đánh giá được tính chất, vị trí và tình trạng bên trong của khối thoát vị. Qua đó, người khám sẽ đo kích thước đánh giá tình trạng để đưa ra được kết quả cuối cùng.
Phương pháp CT scanner
Phương pháp này thì có chính xác cao và giúp cho các y bác sĩ nắm rõ tình hình bệnh của bệnh nhân. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém nên rất ít khi được sử dụng.
Điều trị
Tùy vào từng lứa tuổi mà có phương pháp điều trị tương ứng đối với bệnh nhân bị thoát vị bẹn. Trẻ sơ sinh bị thoát vị ở bẹn bẩm sinh thì có thể để ống phúc tinh mạc tự bít lại. Còn đối với những đứa trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn thì có thể chọn phẫu thuật mở hoặc mổ nội soi.
Nội soi
Phương pháp này được áp dụng và điều trị cho những bệnh nhân đã nặng. Khi điều trị sẽ đưa ống nội soi và các dụng cụ qua đường rạch ở bụng. Đường rạch này rất nhỏ nên giữ được tính thẩm mỹ. Đây cũng là lý do khiến cho phương pháp này được sử dụng nhiều hiện nay.
Phẫu thuật mở
Phương pháp này thì sẽ có ít nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, phẫu thuật mở thì lại có thời gian bình phục chậm hơn và vết mổ thường to hơn so với mổ nội soi. Riêng những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nặng và đã quá già yếu thì không thể phẫu thuật. Lúc này chỉ có thể sử dụng băng treo bìu. Tuy nhiên cách này chỉ sử dụng cho những khối thoát vị nhỏ.
Kết luận
Những nội dung trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh lý thoát vị bẹn. Đây là một hiện tượng thường gặp và có thể sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng nên mọi người cần phải tìm hiểu rõ và chữa trị kịp thời.