Tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là việc mà mỗi chúng ta nên tự ý thức được. Khi bạn có hiện tượng đau bụng bên trái, bạn chớ nên chủ quan coi đó là hiện tượng bình thường. Vùng bụng bên trái có rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, chính vì vậy khi vùng cơ thể này bị đau có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc một số bệnh. Vì vậy hãy cùng xem những vị trí đau bụng bên trái cho thấy bạn đang bị bệnh gì nhé.
Tình trạng đau bụng trái là gì?
Triệu chứng thường gặp là đau bụng trên và đau bụng dưới hoặc ngang rốn, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, sốt, chán ăn, đi ngoài ra máu.
Ngoài ra, dựa vào các dấu hiệu của phân hoặc nước tiểu cũng như các biểu hiện như vàng da, khó thở, lạnh run khi đau bụng cũng xác định được các loại bệnh khác nhau liên quan tới vùng bụng trái.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Đau bụng bên trái khi mang thai có ảnh hưởng tới sức khỏe?
- Đau bụng bên trái ngang rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
- Đau bụng bên trái trên rốn là dấu hiệu bạn nên khám ngay
Những vị trí đau bụng trái thường gặp và nguyên nhân
Để giúp quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác, người bệnh cần xác định được chính xác vị trí đau bụng bên trái.
Đau bụng bên trái ở phía trên
Vùng bụng bên trên được tính từ rốn trở lên đến phần xương ức. Do đó, hoạt động của một số cơ quan như thận trái, tụy hay dạ dày có thể đang gặp vấn đề nếu bạn thấy có cảm giác đau âm ỉ ở phần bụng trên bên trái. Vvị trí đau bụng bên trái này khiến người bị bệnh thận sẽ có cảm giác lưng trái bỗng đau nhói, đây được xem là dấu hiệu rõ rệt nhất. Người bệnh sau đó có thể gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại do cơn đau di chuyển sang vùng bụng trên bên trái.
Ngoài ra, bệnh nhân bị thận có thể thấy một vài biểu hiện khác như sốt cao hay đi tiểu ra máu. Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, không chỉ thấy đau vùng bụng bên trái âm ỉ mà còn có cảm giác bụng nóng và đôi khi xuất hiện những cơn đau dữ dội. Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan đến tụy tạng cũng có thể gây ra những cơn đau bụng bên trái phía trên. Lúc này, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau quằn quại ở vùng lưng và bụng trên.
Đau bụng bên trái ở phía dưới
Vị trí đau bụng bên trái phía dưới là cơ quan tiêu hóa và bài tiết, đây đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác đau bụng bên trái phía dưới là rối loạn tiêu hóa, kèm theo cảm giác đau bụng quằn quại, có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến bàng quang cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng đau bụng bên trái phía dưới.
Để phân biệt với các bệnh lý khác, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu như: đau buốt khi đi vệ sinh, đi tiểu nhiều lần, thậm chí có lẫn máu. Nhiều trường hợp khác cũng chỉ ra rằng đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh viêm loét trực tràng, đại tràng hay sỏi tiết niệu.
Đau bụng bên trái cạnh rốn
Vị trí đau bụng bên trái ngang rốn là tình trạng mà gần như ai cũng đã từng gặp ít nhất một lần trong đời. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dựa vào vị trí các cơn đau, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn đang mắc phải bệnh gì.
Nguyên nhân do bệnh viêm loét dạ dày
Có thể bạn quan tâm:
- Cắt bao quy đầu thời gian và phương pháp thực hiện ra sao?
- Lột bao quy đầu – Làm sao để tránh viêm nhiễm dương vật
Đây là căn bệnh gây tổn thương viêm, loét cho niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non. Ở nước ta, bệnh phổ biến ở nam nữ giới trong độ tuổi từ 40 – 49. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ xuất hiện các cơn đau bụng bên trái ngang rốn.
Nguyên nhân do viêm túi thừa đại tràng
Viêm túi thừa là tình trạng một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Ngoài những cơn đau bụng ở vị trí đau bụng bên trái ngang rốn, người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, buồn nôn và một số thay đổi trong thói quen đại tiện.
Nguyên nhân do hội chứng ruột kích thích
Mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhẹ sau khi ăn, khi đi đại tiện, cơn đau thường tập trung ở phía bên trái ngang rốn. Hội chứng ruột kích thích thường xuất phát do các bất thường nhu động ruột, nhiễm trùng đường ruột, cơ thể không dung nạp hay dị ứng với thức ăn.
Nguyên nhân do phình động mạch chủ bụng
Đây là tình trạng động mạch chủ ở bụng với đường kính ngang lớn hơn 3cm hoặc gia tăng 50% so với đường kính ban đầu. Thông thường người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi chúng vỡ ra.
Trên đây là những vị trí đau bụng bên trái mà bạn cần lưu ý vì đó là những dấu hiệu của bệnh. Mong rằng thông qua những nội dung trên bạn đã biết thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe.