Kỳ kinh nguyệt mỗi tháng vốn đã phiền phức vì sẽ không còn được hoạt động năng nổ như ngày thường. Theo đó, dấu hiệu đau bụng kinh lại làm cho chị em càng bực mình hơn. Vậy để hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin cung cấp trong bài viết và tìm ra biện pháp khắc phục cho mình. Cùng theo dõi bài viết để có thêm kinh nghiệm bảo vệ bản thân.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh hay thường được biết đến là đau bụng khi đến tháng “đèn đỏ”. Những cơn co thắt, đau quặn vùng bụng dưới xuất hiện trước khi hành kinh. Một số chị em quá quen thuộc thì cảm thấy hơi khó chịu một chút mà thôi. Thế nhưng, tùy theo mỗi người mà cơn đau này có thể rất dữ dội và gây nhiều phiền phức.
Phụ nữ bị u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung thì cơn đau bụng sẽ rất nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, việc điều trị đau bụng hành kinh cần tìm nguyên nhân để giảm bớt cơn đau triệt để. Còn với phụ nữ đau bụng không liên quan đến bệnh lý là do tuổi tác, cơn đau giảm khi tuổi càng lớn và đã sinh con.
Nguyên nhân đau bụng hành kinh
Trứng rụng theo chu kỳ hàng tháng khi không được thụ tinh với tinh trùng. Tử cung từ đó sẽ tăng độ co bóp làm bong lớp niêm mạc và tống trứng ra khỏi cơ thể. Điều này tạo ra kỳ kinh nguyệt mỗi tháng ở phụ nữ chúng ta.
Quá trình thành tử cung co lại, mạch máu ở niêm mạc tử cung bị chèn ép. Tử cung bị gián đoạn oxy và nguồn máu cung cấp đến. Khi thiếu nguồn oxy hoạt động, các mô của tử cung phát tán ra chất hoá học gây đau bụng kinh.
Chất hoá học trung gian được tăng cường sản xuất có tên prostaglandin. Chất này tác động làm cho tử cung co bóp mạnh và liên tục hơn. Mức độ đau bụng cũng tăng trong thời điểm này khiến cho chủ nhân cảm thấy thật khó chịu.
Lý do mà nhiều phụ nữ có những cơn đau bụng nhiều hay ít khác nhau vẫn chưa được hiểu rõ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng số người tích tụ nhiều prostaglandin làm tử cung co thắt mạnh và dĩ nhiên sẽ đau hơn người khác.
Đau bụng kinh là một hiện tượng phổ biến
Đau bụng kinh là bệnh phụ khoa phổ biến ở hầu như phụ nữ. Từ trước đến nay, cảm giác đau của mỗi người là khác nhau và mức độ chịu đựng cũng không giống nhau. Hơn nữa, ít chị em thăm khám nên cũng không có phương pháp định lượng khách quan, chuẩn xác mức độ bệnh. Tỷ lệ phụ nữ bị đau bụng có sự chênh lệch lớn. Theo điều tra ở Trung Quốc năm 1980 có khoảng 33% người bị đau bụng hành kinh trong tổng 72.000 người tham gia khảo sát:
- 36% đau bụng nguyên phát;
- 32% đau bụng thứ phát;
- 32% không xác định rõ nguyên nhân;
- 13.6% bị cơn đau bụng hành hạ và ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.
Năm 1982, Milsom và Andersch báo cáo có 72% thiếu nữ 19 tuổi bị đau bụng hành kinh và 15% trong số đó phải sử dụng thuốc giảm đau. Năm 1985, 50% phụ nữ Mỹ tuổi dậy thì bị đau bụng kinh ở nhiều mức độ khác nhau. 10% trong số đó bị đau bụng mỗi tháng phải nghỉ 1 – 3 ngày.
Từ những khảo sát này cũng cho thấy đau bụng hành kinh là một bệnh phổ biến ở phụ nữ dưới 19 tuổi. Chị em không cần quá lo lắng vì cơn đau không kéo dài suốt kỳ kinh nguyệt. Nhận thấy điều bất thường, bạn tốt nhất nên đi thăm khám.
Phân loại đau bụng kinh
Theo như thông tin đã đề cập trên bài, đau bụng kinh (đau bụng khi đến kỳ đèn đỏ) được quy về hai nguyên nhân nguyên phát và thứ phát:
Do cơ địa của từng người
Những cơn đau bụng lặp đi lặp lại khi đến kỳ kinh nguyệt và không liên quan đến một bệnh lý phụ nữ nào khác. Cơn đau này chỉ xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu kinh hay trong suốt chu kỳ kinh nguyệt tùy theo cơ địa mỗi người.
Bạn sẽ bị đau bụng dưới kèm đau lưng hay đùi, cơn đau có thể nhẹ hay nặng và kéo dài thường thì từ 12 – 72 giờ đồng hồ. Cảm triệu chứng như nôn, buồn nôn hay tiêu chảy nhẹ có thể kèm theo tuy nhiên bạn không cần phải lo sợ khi gặp phải.
Liên quan đến các bệnh lý của nữ giới
Cơn đau bụng trong kỳ kinh liên quan đến bệnh lý phụ nữ nào đó như u xơ tử cung, bệnh tuyến tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Đau bụng kinh thường xuất hiện trước kỳ kinh và kéo dài như đau bụng thông thường.
Cơn đau bụng thứ phát không kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn hay tiêu chảy nhẹ. Bản thân bị đau bụng kinh thì bạn cần biết mình có phải một trong các trường hợp sau không:
Đau bụng hành kinh do bị một vấn đề sức khỏe
Ngoài hiện tượng đau bụng khi hành kinh thì cơn đau nghiêm trọng do bệnh lý khác gây ra.Phụ nữ tầm 10 – 45 tuổi, đau bụng nhiều khi đến tháng thường sẽ bị:
- Hẹp cổ tử cung;
- Bệnh tuyến tử cung;
- U xơ tử cung:
- Lạc nội mạc tử cung;
- Viêm vùng chậu.
Đau bụng hành kinh do dùng dụng cụ tránh thai
Không ít chị em đặt vòng tránh thai làm từ đồng hay nhựa (plastic) dẫn đến đau bụng hành kinh. Đặc biệt, vài tháng đầu sau khi đặt việc đau bụng là không tránh được. Bạn có thể cảm nhận cơn đau nhiều hơn khi dùng các biện pháp tránh thai khác. Thông thường, bạn sẽ mắc phải các tình trạng như sau:
- Rối loạn kinh nguyệt;
- Các kỳ kinh có hiện tượng bị chảy máu;
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi hay đậm đặc hơn;
- Quan hệ tình dục bị đau rát.
Vậy bạn đã điểm qua nguyên nhân của việc bị đau bụng hàng tháng khi đến kỳ “đèn đỏ”. Bạn nên đến nơi thăm khám chuyên khoa để thăm khám, xác định đúng nguyên nhân và và hướng điều trị kịp thời cho bản thân.
Triệu chứng đau bụng kinh gồm những gì?
Phụ nữ hiện đại đã được bình đẳng với nam giới nhưng các sinh lý thông thường không thể thay đổi được. Trong đó, kinh nguyệt là một điều hiển nhiên vì chị em có chức năng sinh nở và trứng rụng không được thụ tinh sẽ bị tống ra ngoài cơ thể.
Khi đến kỳ kinh, đau bụng kinh không giống nhau ở mỗi người và thường triệu chứng kèm theo như sau:
- Vùng bụng dưới đau trằn hay đau quặn và có khi đau rất dữ dội. Cơn đau xuất hiện 1 – 3 ngày trước khi có kinh. Mức độ đau nhất khoảng 24 giờ ngày đầu có kinh rồi sau đó 2 – 3 ngày sẽ giảm dần;
- Tần suất âm ỉ, liên tục suốt ngày;
- Vùng lưng và dưới đùi sẽ bị mỏi và nhức.
Một số ít phụ nữ khác đôi khi kèm theo các triệu chứng khác khi bị đau bụng như:
- Buồn nôn hay nôn;
- Tiêu chảy nhẹ ra phân lỏng;
- Chóng mặt, đau đầu;
- Táo bón;
- Chướng bụng, đầy hơi;
- Mệt mỏi;
- …
Cần làm gì để tránh đau bụng kinh dữ dội?
Đau bụng kinh hay đau bụng khi đến tháng là một điều bình thường ở phụ nữ. Thông thường, cơn đau chỉ kéo dài vài ngày và không quá dữ dội đến mức “không chịu được”. Thế nhưng, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu thật sự không chịu được.
Khi đó, nguyên nhân đau bụng sẽ được xác định và chị em nào nên đi thăm khám?
- Đau bụng dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt học tập, làm việc hàng ngày;
- Các triệu chứng đau không thuyên giảm mà ngược lại nghiêm trọng hơn mỗi tháng;
- Sau 25 tuổi, phụ nữ có dấu hiệu đau bụng dữ dội hơn.
Đối tượng đau bụng kinh bất thường khi đến kỳ kinh có thể là dấu hiệu báo mình đang mắc một bệnh lý. Vì vậy, việc đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân là rất quan trọng. Bạn không nên lơ là cho là chuyện bình thường vì dễ làm bệnh trở nặng hơn.
Nếu nghi ngờ đau bụng vì một bệnh lý nào đó, bác sĩ sẽ xác định bằng cách yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm:
- Siêu âm;
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh;
- Nội soi ổ bụng.
Phòng tránh đau bụng hành kinh
Đau bụng kinh có thể giảm bớt triệu chứng đau bằng một trong các gợi ý dưới đây:
Cách phòng tránh hiệu quả
- Đặt lên vùng bụng dưới một túi chườm ấm hay chai thuỷ tinh có chứa nước ấm;
- Tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng tăng cường sức khoẻ trước khi bị hành kinh;
- Bạn cũng có thể ngồi thiền hay yoga để thư giãn, giảm bớt tâm lý căng thẳng;
- Tăng cường ăn những thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, omega – 3, magie,…
- Tránh không uống bia, nước ngọt hay hút thuốc lá vì có thể các chất gây nghiện này làm tăng cơn đau bụng;
- Đau không chịu được thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol hay các loại thuốc NSAIDs;
- Kiểm soát hormone sinh sản bằng thuốc tránh thai dạng uống, tiêm, cấy dưới cánh tay,…
Ngoài ra, tình trạng đau bụng kinh còn hạn chế bằng cách dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần giữ tâm lý thật nhẹ nhàng và có thời gian ngủ nghỉ hợp lý. Đặc biệt, phụ nữ trẻ tuổi thường bị đau bụng hành kinh nguyên phát và kèm theo tâm lý sợ hãi, u uất, lo lắng,…
Thuốc điều trị đau bụng hành kinh
Thuốc chứa progestin tác dụng làm giãn cơ của tử cung, hạn chế việc co bóp của tử cung. Nhờ vậy, cảm giác đau đớn giảm đáng kể. Ngoài ra, việc dùng lượng progesterone vừa phải giúp ức chế rụng trứng, giảm tỷ lệ tiết prostaglandin.
Khi bị đau bùng kinh, bạn cần uống thuốc progestin thời gian ngắn hay theo chu kỳ hành kinh:
- Uống trong thời gian ngắn: Hành kinh 5 – 7 ngày và cần uống suốt trong thời gian đó;
- Uống theo chu kỳ: Tương tự như uống thuốc tránh thai mỗi ngày, thời gian bắt đầu là ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt và uống liên tục thời gian cố định trong suốt 20 ngày. Uống liên tiếp trong 3 chu kỳ nếu muốn hết hẳn.
Kết luận
Đau bụng kinh khi đến tháng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Đau bụng liên quan đến bệnh lý thì chức năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng, bạn cần đi khám để chẩn đoán và điều trị. Hy vọng bạn thấy những thông tin này là rất thiết cho bản thân! Nếu đau bụng hành kinh bất thường tốt nhất nhanh đi khám.