Đi tiểu buốt là căn bệnh thường gặp, có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chị em phụ nữ có nguy cơ mắc phải tiểu buốt với cao hơn so với nam giới. Hơn nữa nữ giới mắc tiểu buốt cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng về sức khỏe hơn. Mọi người đều cần nhận biết sớm dấu hiệu của chứng tiểu buốt, từ đó mới có hướng thăm khám đúng đắn và chữa trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin từ tổng quan đến chi tiết về tình trạng bệnh.
Đi tiểu buốt là bệnh gì?
Tiểu buốt là tình trạng đau hoặc khó chịu xảy ra khi đi tiểu, người mắc phải sẽ có cảm giác đau buốt, nóng rát. Một số bệnh lý còn gây đau trên bàng quang hoặc đáy chậu gây ra những triệu chứng nguy hiểm.
Tiểu buốt là một triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ nhưng cũng có không ít nam giới mắc phải. Khi thấy xuất hiện triệu chứng nghi ngờ là đi tiểu buốt chị em cần phải cảnh giác vì có khả năng bạn đã mắc phải một số căn bệnh sau đây:
Đi tiểu buốt do viêm đường tiết niệu
Phần lớn bệnh nhân bị đi tiểu buốt là do mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu (bao gồm các bệnh lý viêm niệu quản, thận, niệu đạo, bàng quang). Bạn sẽ phải trải qua cảm giác muốn đi tiểu, đau bụng dưới và đặc biệt là đi tiểu buốt. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời thì viêm đường tiết niệu còn dẫn đến những căn bệnh khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Viêm âm đạo gây ra bởi nấm
Tiểu buốt xảy ra ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm âm đạo do nấm. Căn bệnh này gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở bên trong và bên ngoài âm đạo và niêm mạc bị tổn thương nên thường kéo theo việc chị em đi tiểu buốt. Nếu tình trạng viêm loét, kích thích lên vùng âm đạo kéo dài sẽ vô cùng nguy hiểm.
Bệnh lậu gây tình trạng đi tiểu buốt
Triệu chứng tiểu buốt đôi khi còn cho thất nguy cơ mắc bệnh lậu khiến nhiều người sợ hãi. Sau khi bị lây nhiễm vi khuẩn lậu từ người bệnh thì chỉ sau 3 – 5 ngày sẽ xuất hiện triệu chứng như đi tiểu buốt, âm đạo chảy mủ, tiểu nhiều lần hoặc khí hư bất thường.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi đi tiểu buốt
Tình trạng tiểu buốt có những biểu hiện điển hình rất dễ nhận biết như cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Nhiều người vẫn chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh, dễ dàng bỏ qua những triệu chứng vì thế khi phát hiện đã chuyển thành biến chứng nặng. Nếu người bệnh đi tiểu buốt và có thêm các triệu chứng dưới đây cần nhanh chóng đến trung tâm y tế kiểm tra:
- Cơn đau buốt, nóng rát kéo dài dai dẳng trong hơn 24 giờ
- Cơn đau có khả năng kèm theo tăng nhiệt độ cơ thể, sốt cao
- Nước tiểu có mùi lạ, có thể lẫn máu hoặc màu sắc đục
- Tiểu buốt có thể kèm theo đau bụng quằn quại, đau ở hông hoặc lưng
- Đặc biệt nếu người bệnh đi tiểu buốt mà từng có các bệnh về bàng quang hoặc sỏi thận thì ngay khi xuất hiện triệu chứng lạ phải đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Hãy nhớ rằng phòng bệnh thì luôn tốt hơn chữa bệnh, đừng để khi mọi chuyện đi quá xa mới lo lắng tìm cách chữa trị. Nếu bạn duy trì lối sống lành mạnh, quan tâm đến sức khỏe thì không chỉ tránh khỏi bệnh đi tiểu buốt mà còn khỏe mạnh trước nhiều nguy cơ khác.
Nguyên nhân gây đi tiểu buốt là do đâu?
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày có rất nhiều yếu tố có thể gây ra chứng bệnh đi tiểu buốt. Thông thường tiểu buốt là biểu hiện của một chứng bệnh nào đó, không đơn thuần là triệu chứng độc lập. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến của bệnh tiểu buốt:
Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh
Việc vệ sinh cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân khiến các loại vi khuẩn xâm nhập. Không chỉ có đi tiểu buốt mà nó còn là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý khác cho bộ phận sinh dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vệ sinh cơ quan sinh dục cần thực hiện thường xuyên mỗi ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ nếu không rất dễ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra, những người có thói quen uống quá ít nước mỗi ngày cũng có khả năng đi tiểu buốt rất cao. Nguyên nhân tiếp theo đến từ thói quen thường xuyên nhịn tiểu, không đi vệ sinh trước khi đi ngủ gây khó chịu cho bàng quang.
Những người uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, thường ăn đồ cay nóng cũng có nguy cơ mắc tiểu buốt cao hơn bình thường. Nếu quá trình sinh hoạt hằng này bạn đang ngồi quá nhiều, nước tiểu bị ứ đọng cũng có khả năng là nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu buốt.
Đi tiểu buốt do bệnh lý
Đi tiểu buốt thường là do chị em mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, phổ biến nhất là: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt. Thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân mắc bệnh về thận có nguy cơ tiểu buốt cao hơn bình thường. Nếu nguyên nhân đến từ bệnh lý thì mức độ nguy hiểm cao hơn và phòng ngừa cũng khó hơn.
Ở nam giới, đi tiểu buốt cũng có thể do bị viêm mào tinh hoàn vô cùng nguy hiểm. Bởi mào tinh hoàn nằm ở phía sau của tinh hoàn là nơi lưu trữ và vận chuyển tinh trùng nên vấn đề xảy ra ở bộ phận này rất dễ tác động đến khả năng sinh sản.
Do bệnh xã hội
Đi tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) trong đó có mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và nấm chlamydia. Lậu là căn bệnh truyền nhiễm và lây lan qua đường tình dục mà ai nghe đến cũng cảm thấy lo lắng.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể có triệu chứng hoặc không nên rất khó phát hiện. Nhưng chúng có khả năng lây lan vào đường tiết niệu, khiến cho người bệnh khi đi tiểu thấy đau rát, nóng buốt. Do đó, người có hoạt động tình dục thường xuyên cần đi xét nghiệm để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Biến chứng của hiện tượng đi tiểu buốt
Những căn bệnh gây ra chứng tiểu buốt ở cả nam và nữ cần được thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Vô sinh: Chứng tiểu buốt kéo dài dẫn đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa có khả năng gây tình trạng vô sinh ở chị em phụ nữ.
- Ung thư: Nếu các bệnh lý không được điều trị có thể gây hậu quả xấu là ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
- Đe dọa tới tính mạng: Không sớm phát hiện bệnh lậu và viêm đường tiết niệu để điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.
- Sảy thai hoặc sinh non: Phụ nữ mang thai mắc các bệnh gây ra chứng tiểu buốt phải đặc biệt chú ý.
- Suy giảm chất lượng tình dục: Nam và nữ cảm thấy tiểu buốt cũng sẽ đau đớn khi quan hệ vợ chồng, làm suy giảm chất lượng đời sống.
Chẩn đoán tiểu buốt ở nam giới và phụ nữ
Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe của bệnh nhân sau đó đặt một số câu hỏi tổng quát. Để hiểu rõ hơn tình trạng bệnh bác sĩ cũng sẽ hỏi người bệnh về số lần đi tiểu buốt, tiền sử quan hệ tình dục,… Tùy thông tin tiền sử, bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ và chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.
Trong đó xét nghiệm cơ bản là lấy mẫu nước tiểu sau đó sử dụng que thử để kiểm tra nguyên nhân. Phương pháp này được áp dụng để phát hiện vi khuẩn và máu (phổ biến ở bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu).
Mẫu nước tiểu tiếp tục được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Sau quá trình thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Biện pháp phòng ngừa và hạn chế chứng đi tiểu buốt
Một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế hiện tượng đi tiểu buốt hiệu quả theo lời khuyên của bác sĩ:
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa cồn như rượu, bia và tránh các chất kích thích, thức ăn cay, nước ngọt có ga,… Bởi đây là những chất dễ gây kích thích bàng quang – một nguyên nhân gây tiểu buốt phổ biến.
- Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh, sống chung thủy để tránh nguy cơ mắc các bệnh xã hội.
- Sinh hoạt vợ chồng điều độ, đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ quan sinh dục không hoạt động quá sức
- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây mọng nước (cam, bưởi, dưa hấu…) vào thực đơn của bạn
- Tránh thực phẩm có tính acid cao là điều kiện tiên quyết để giúp bàng quang có thời gian phục hồi
- Uống đủ nước (khoảng 8 – 10 ly nước/ngày) nhưng không nên uống vào thời điểm trước khi đi ngủ vào ban đêm. Vì nửa đêm thức giấc để đi tiểu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và bàng quang cũng không thoải mái.
- Không nhịn tiểu, sẵn sàng đi tiểu bất cứ khi nào có cảm giác muốn tiểu. Tốt nhất bạn nên tạo thói quen đi tiểu đều đặn vào những khung giờ cố định hàng ngày.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách và đặc biệt không được bỏ qua bước vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về triệu chứng đi tiểu buốt để bạn kịp thời phát hiện và điều trị. Đừng bỏ qua dấu hiệu lạ nào của cơ thể vì những triệu chứng nhỏ cũng có khả năng dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để đảm bảo sức khỏe, tránh biến chứng hãy chú ý tình trạng sức khỏe của mình và đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu nhé! Nếu có thể hãy giữ thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ 6-12 tháng.